11 huyện miền núi ở Nghệ An có không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Di sản văn hóa phi vật thể nơi ấy rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Tuy nhiên, công tác kiểm đếm, kiểm kê đang gặp những bất cập nhất định; là thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phục dựng và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" cần phải nỗ lực rất lớn thì mới có hiệu quả.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - Phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ thống, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội nhất khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2024 vừa được ban hành, tỉnh Điện Biên đã điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng trong kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 2/12, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, xã Đức Long (Thạch An), Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Số hóa Khu di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950".
Chuyên đề -
T. Nhân - H. Trường -
07:33, 02/12/2024 Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Họ là những tấm gương điển hình làm kinh tế, là cầu nối tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là trong việc vận động người dân hưởng ứng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đẩy lùi các hủ tục, và chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn Lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng.
Chuyên đề -
T.Nhân – H.Trường -
07:24, 02/12/2024 Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà trường, đoàn thể cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn này. Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã chấm dứt, tảo hôn giảm rõ rệt.
Hiện tỉnh Cao Bằng vẫn còn một số địa bàn ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia, chưa có sóng điện thoại,.... Điều này ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.
Chuyên đề -
Hải Phong - Khổng Thanh Tuấn -
15:28, 01/12/2024 Nhằm trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo, trong các ngày vừa qua, Đoàn công tác của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giảm nghèo và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Chuyên đề -
Minh Anh-Thu Hằng -
14:25, 01/12/2024 Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó giúp người dân thay đổi tư duy, ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số…
Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", với việc triển khai nhiều phần việc cụ thể đang tiếp tục tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, đối với địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An còn quá nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả sự vướng mắc về cơ chế khi triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ, thì nguồn lực này chưa thực sự giải quyết được những nhu cầu thực tế ở cơ sở.
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó các chương trình lớn như Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã đầu tư, hỗ trợ nhiều công trình, dự án dân sinh, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Bảo Lạc có 5 xã biên giới: Cốc Pàng, Thượng Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Xuân Trường, với đoạn đường biên giới dài 53,6km, 114 cột mốc (trong đó, 83 cột mốc chính, 30 cột mốc phụ và 01 cột mốc kép) do 3 Đồn Biên phòng: Cốc Pàng, Cô Ba, Xuân Trường quản lý từ mốc 530 đến mốc 621/1. Trong cơn bão số 3 vừa qua, Bảo Lạc là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.
Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị số 40), nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được tăng cường, khơi thông, đến gần hơn với người dân. Góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Chuyên đề -
Anh Đức - Trần Hiền -
08:21, 01/12/2024 Với trách nhiệm, kinh nghiệm của mình, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thi đua phát triển kinh tế. Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự, phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng các dân tộc.
Với chủ đề "Nghiêng say mùa Đông", Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024 đã chính thức diễn ra tối 30/11, tại Sân khấu chợ đêm Bắc Hà (Lào Cai). Đây là một trong 4 sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà được Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà tổ chức, nhằm góp phần kích cầu du lịch, hướng tới phát triển Bắc Hà trở thành Khu du lịch cấp tỉnh đặc sắc...
Cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong thời gian qua huyện Quản Bạ đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và nâng cao đời sống Nhân dân.