Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp cầu nhân ái

Chuyện cổ tích nơi đại ngàn Trường Sơn

PV - 15:36, 23/07/2018

Bà Hồ Thị Vội, dân tộc Vân Kiều ở bản Tăng Cô, xã A Túc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã không quản ngại vất vả, ngoài 4 đứa con ruột, bà còn nhận nuôi 11 đứa trẻ mồ côi trưởng thành. Câu chuyện của bà như là chuyện cổ tích của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

Nhận nuôi 11 đứa trẻ mồ côi

Tôi đã từng đi, từng gặp nhiều tấm gương điển hình vượt khó để làm nhiều việc có ích cho xã hội. Lần này đặc biệt hơn, sau khi được gặp và trò chuyện với bà Hồ Thị Vội (tên phong tục là Kăn Ling) sống ở xã A Túc, những gì tôi tìm hiểu được về bà có lẽ sẽ khắc cốt ghi tâm về một nghị lực, tấm lòng đong đầy sự nhân ái, nhân văn. Trong ngôi nhà đơn sơ ở bản Tăng Cô, bà đã viết nên một câu chuyện cảm động: một mình lặn lội lao động nuôi thêm 11 người con mồ côi trưởng thành.

Hồ Thị Vôi Bà Hồ Thị Vội (ngồi giữa) và những người con nuôi trong lần sum họp.

Bà mẹ dân tộc Vân Kiều-Hồ Thị Vội sinh ra trong một gia đình nghèo. Vì không được học hành nhiều nên mãi sau này, bà mới được tham gia công tác Đoàn. Sau khi hoàn thành khóa bổ túc văn hóa, bà được cử làm cán bộ xã A Túc từ năm 1986 đến nay. Sau mấy chục năm làm việc, ngoài khoản lương nhận hàng tháng 5 triệu đồng, thu nhập từ 2,5ha rừng bời lời; 2ha trồng sắn, bà đã cùng chồng là ông Hồ Văn Tàng (tên phong tục là Kôn Ling, 58 tuổi) phải cuốc cào, canh tác đến tứa cả máu mới có nguồn thu. Vậy mà, con thì bà cứ nhận… đều đều.

Câu chuyện nhận nuôi những đứa con mồ côi bắt đầu từ năm 1986. Những đứa đầu tiên bà mẹ này nhận nuôi là 3 anh em ruột: Hồ Thị Pưng (SN 1986), Hồ Văn Dành (SN 1984) và Hồ Văn Dưa (SN 1975). Cha mẹ của chúng lần lượt qua đời trong vòng 6 tháng vì một căn bệnh lạ.

Đến năm 1993, 3 anh em ruột nữa là Hồ Văn Thiết (SN 1986), Hồ Thị Tha (SN 1989) và Hồ Thị Thiệp (SN 1990), cùng trú xã A Dơi, mồ côi cha, cũng khăn gói về ở với mẹ Kăn Ling. Thậm chí, đến mẹ của những đứa trẻ này là Hồ Thị Thỉ do bị đau ốm liên miên cũng được bà đã về ở cùng nhà, cưu mang, chạy chữa bệnh.

Năm 2005, mẹ Hồ Thị Vội lại lặn lội qua tận xã Pa Tầng kế bên để đón 3 chị em mồ côi khác tên là Hồ Thị Hà (SN 2000), Hồ Thị Hinh (SN 2002), Hồ Thị Hội (SN 2004) về nhà. Lần gần đây nhất, mẹ Kăn Ling “gia tăng nhân khẩu” của gia đình là vào năm 2014 khi nhận nuôi 2 em Hồ Thị Miệc (SN 2012) và Hồ Thị Muôi (SN 2015), cũng là trẻ mồ côi.

Cuộc sống thăng trầm...

Để những đứa con có miếng ăn, được học hành nên người, bà Vội đã phải làm đủ việc, từ vào rừng khai hoang trồng sắn đến xuống suối mò cua, bắt ốc. Già làng Kôn Huôm (70 tuổi) chứng kiến những thăng trầm cuộc sống của gia đình bà Vội, ông rất nể phục. Ông nói: Ngày xưa, dù khó khăn nhưng dân bản có ngày ăn cơm, có ngày ăn sắn, riêng nhà bà Vội ăn sắn độn cơm hết ngày này sang ngày khác. Thế nhưng gặp những hoàn cảnh éo le là sẵn sàng giúp đỡ. Có thời điểm ở trong nhà có gần hai chục miệng ăn, bữa cơm phải chia làm 2 mâm, mỗi mâm 10 người. Cứ mỗi lần nấu cơm, bà Vội phải đong gần 10 lon gạo, thế mà vẫn không đủ.

Rồi những đứa trẻ lớn lên, cần tìm chồng tìm vợ, đó cũng là lúc bà Vội phải lo bò, dê để đãi dân làng trong tiệc cưới con. “Trăm dâu đổ đầu tằm”, vậy mà bà vẫn lạc quan lo toàn vẹn.

Nuôi dạy các con nên người

Niềm vui lớn nhất của bà Vội là, ngoài những đứa con nuôi, 4 người con đẻ của bà đều là những “hạt giống đỏ” của địa phương: Hồ Thị Líp (SN 1988), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh, nay là giáo viên Trường Tiểu học A Dơi; Hồ Thị Lẻ (SN 1992), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Tiểu học Huế, đang là giáo viên tại Trường Tiểu học và THCS A Túc; Hồ Cu Lế (SN 1994), tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Huế, đang là cán bộ dân số xã A Túc; Hồ Thị Tê (SN 1997), đang là sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế Huế.

Các con nuôi của bà, nổi bật nhất là Hồ Thị Pưng, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, đang làm giáo viên mầm non ở xã Xi. Các con Hồ Văn Dưa, Hồ Văn Thiết, Hồ Thị Thiệp... dù không học hành cao nhưng đã yên bề gia thất, đang là gương sản xuất giỏi ở địa phương. 6 người con nhỏ còn lại vẫn đang học phổ thông.

Bà Vội vẫn thường nói, bà may mắn vì có những đứa con ngoan khi hầu hết chúng đều chăm học và chưa bao giờ biết đến khái niệm đòi hỏi. Những hy sinh vất vả, bà Vội chẳng dám nhận cho riêng mình mà cho đó là sự nỗ lực của tự thân các con, sự đùm bọc của dân bản và cộng đồng đã tiếp sức cho bà có nghị lực để chăm lo cho các con.

Không những nuôi con giỏi, bà Hồ Thị Vội còn là một cán bộ tốt, cống hiến nhiều công sức trong các hoạt động, tổ chức ở xã A Túc. Từ 1986 đến 2004, bà công tác ở Hội Phụ nữ xã; từ 2004 đến 2011 làm Phó Chủ tịch UBND xã: Hiện nay, bà đang làm Phó Chủ tịch HĐND xã.

Chia tay bà Hồ Thị Vội và núi rừng xã A Túc, chúng tôi cảm thấy nao nao khi hình ảnh bà đang cầm cuốc khuất dần phía núi. Suốt cả cuộc đời, bà sống để cống hiến, làm việc có ích cho đời. Bà Hồ Thị Vội đã viết tiếp những câu chuyện nhân văn giữa đại ngàn của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

PHONG DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tin nổi bật trang chủ
Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 20:16, 20/05/2025
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Yên Bái: Khơi dậy tình yêu sách và văn hóa đọc trong các gia đình DTTS và miền núi

Trang địa phương - Minh Nhật - 19:26, 20/05/2025
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”; cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 17:25, 20/05/2025
Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Huế tiếp nhận hai áo dài của Hoàng Thái hậu Từ Cung

Tìm trong di sản - Anh Trúc - 16:59, 20/05/2025
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vừa tổ chức tiếp nhận hai chiếc áo dài của bà Đức Từ Cung - thân mẫu của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Các hiện vật được chuyển từ Mỹ về Việt Nam.
Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Khánh Hòa: Phấn đấu đến năm 2030 có hơn 90% lao động nông thôn qua đào tạo

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 16:59, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 252-KH/TU ngày 21/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng điều trị ca bệnh Covid-19

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:55, 20/05/2025
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế, nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân, cũng như tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Khánh Hòa: Phấn đấu mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2025 đạt từ 1 - 1,5%/năm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:54, 20/05/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2025.
Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Phú Yên: Tiêu hủy 1 tấn thực phẩm chay không có nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 16:53, 20/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1.000kg thực phẩm là chả chay, không có nguồn gốc xuất xứ, đang được vận chuyển trên xe ô tô tải, nên đã tiến hành thu giữ, xử phạt hành chính và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”

Media - BDT - 16:40, 20/05/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 19/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ bay đại kỳ Tổ quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà thờ Hàm Long Hà Nội. Kiếm tiền triệu từ loại “rau dại”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam

Pháp luật - Anh Trúc - 16:04, 20/05/2025
Ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan vụ Quang Linh Vlogs. Trong đó Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa dối khách hàng".