Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh Sơn La từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong hệ thống giáo dục tại địa phương còn nhiều khó khăn. Để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, Bộ đội biên phòng tỉnh đã nỗ lực huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số điểm trường tại các địa bàn khu vực miền núi, vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn.
Sáng 6/11, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc bản Dền Thàng A, nhân dịp kỷ 93 năm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam. Tới dự ngày hội có các đồng chí: Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; Đinh Quang Tuấn, Bí thư Huyện ủy Phong Thổ; Trần Bảo Trung, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ; Thượng tá Trương Minh Đức, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Lai Châu, cùng đông đảo người dân.
Để thực hiện hiệu quả nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 01, Dự án 10 của Chương trình MTQG 1719, trong thời gian qua, bên cạnh việc vận động, tuyên truyền các chính sách nói chung, tỉnh Quảng Nam đã tập trung lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS đối với hai vấn đề trọng tâm: Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT); Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới.
Nghị định số 38/2023/NĐ- CP được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ở nội dung hỗ trợ nhà ở trong Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tại Quảng Bình, cả hệ thống chính trị cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ giải ngân nội dung hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng.
Nhiều năm qua, già làng C’Lâu Nhím (dân tộc Cơ Tu), Người có uy tín ở thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, luôn được bà con kính trọng, nể phục. Trong các lễ hội truyền thống hay ngày hội văn hóa các dân tộc ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên, già làng C’Lâu Nhím thường đứng ở vị trí trung tâm, giữ vai trò chủ lễ khiến mọi người đều ngưỡng mộ.
Trong tháng 9 vừa qua, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang vinh dự đón nhận Bằng ghi danh Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người góp phần đưa di sản này trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải kể đến nghệ nhân - Người có uy tín Phù Văn Thành - thầy cúng nắm giữ “bí kíp” tâm linh huyền bí trong Lễ Nhảy lửa ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang.
Toàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang hiện có 196 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng sự nỗ lực, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Hàm Yên được Nhân dân tín nhiệm, tin yêu, trở thành “cánh tay nối dài” giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân.
Không chỉ là già làng, Người có uy tín được người dân tin tưởng, kính trọng, ông Krajan Plin (62 tuổi) còn là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia... Những tác phẩm của ông đã truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa, góp phần gìn giữ và bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của người Cơ Ho.
Xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vai trò quan trọng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thời gian qua, các cơ quan, ban ngành tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp, tuyên truyền để “lấp đầy” khoảng trống về kiến thức pháp luật cho người dân. Nhờ đó, nhận thức của người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được nâng lên đáng kể, nhiều hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đã dần được xoá bỏ.
Được bầu làm Người có uy tín trong đồng bào DTTS từ năm 2015, bà Tô Thị Sen, dân tộc Nùng, thôn Đèo Cà, xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Người có uy tín. Bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, bà Sen đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương Đèo Cà.
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có diện tích tự nhiên 9.068,78 km2; 265,165 km đường biên giới giáp với Trung Quốc với 8 đơn vị hành chính cấp huyện; 106 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 4 huyện, 22 xã biên giới. Để làm tốt công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, lực lượng Biên phòng tỉnh Lai Châu đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, góp phần động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Tổ quốc.
Sáng 3/11/2023, UBND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp mặt Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự Hội nghị có ông Mai Hồng Hà, Bí thư Huyện ủy Hàm Yên, bà Hoàng Thị Thắm, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang; đại diện Lãnh đạo UBND, các ban, ngành, đoàn thể và 196 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Hàm Yên.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng không chỉ gương mẫu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, mà còn là lực lượng nòng cốt trong thực hiện tuyên tuyền, vận động đồng bào ở khu dân cư, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để phát huy tốt vai trò Người có uy tín trong tình hình mới, tỉnh Cao Bằng đã đặc biệt quan tâm việc triển khai, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức đón tiếp Đoàn Đại biểu Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Sơn Hà nhân dịp Đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm. Đoàn do bà Đinh Thị Minh Sáng, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Sơn Hà làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có 40 Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Nam kỳ vọng sẽ là đòn bẩy làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.
Kinh tế -
Hà Thanh Tú -
08:28, 11/10/2023 Bình Thuận đang tập trung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719). Tinh thần khẩn trương không chỉ thể hiện ở các ban, ngành chức năng cấp tỉnh, huyện mà còn lan truyền mạnh mẽ đến các xã vùng sâu, vùng cao, là nơi cư trú của 34 DTTS trên địa bàn tỉnh.
“Biến di sản thành tài sản”, khai thác văn hóa truyền thống tại vùng đồng bào các DTTS và miền núi để thu hút, phát triển du lịch là hướng đi của nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Khánh Hòa. Giai đoạn từ 2021-2025, triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa thuộc Chương trình 1719, đã mang đến những cơ hội mới để Khánh Hòa khai thác tiềm năng văn hóa, phát triển du lịch tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo, điều hành và thực hiện đồng bộ, toàn diện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và đạt những kết quả tích cực.
Tin tức -
Khánh Ngân -
20:43, 03/08/2023 Sáng 3/8, chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đinh Văn Chinh - Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết, do mưa lớn, nước đã ngập cầu tràn trên tuyến đường vào bản K Ai, làm cho 130 hộ đồng bào DTTS ở bản này không thể đi lại.
Nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk luôn tranh thủ, phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở khu vực biên giới. Từ đó, huy động đông đảo Nhân dân khu vực biên giới chung tay bảo vệ biên cương.