Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

PV - 09:10, 28/05/2018

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, trong đó người Khmer chiếm tỷ lệ gần 30,7% số dân và nằm trong nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp. Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã đặc biệt quan tâm và có nhiều giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong đào tạo và phát triển, bố trí nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.

Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lâm Văn Mẫn, Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng xoay quanh vấn đề này.

Ông Lâm Văn Mẫn (thứ 2 bên trái sang) tại buổi làm việc về quy hoạch cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Ông Lâm Văn Mẫn (thứ 2 bên trái sang) tại buổi làm việc về quy hoạch cán bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

 

Ông có thể cho biết quan điểm của tỉnh về việc phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là người DTTS?

Đồng bào DTTS trên địa bàn Sóc Trăng chiếm 35,76% (trong tổng số 1 triệu người), trong đó đồng bào Khmer chiếm 30,7%. Toàn tỉnh có 36 xã đặc biệt khó khăn, 72 ấp đặc biệt khó khăn thuộc vùng 2. Quan điểm của tỉnh, đối với 52 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào DTTS, nhất thiết các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải là người DTTS. Trong đó, quan tâm thực hiện tốt Kết luận số 37-KL/TU, ngày 12/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo đến năm 2020. Theo đó, 52 xã, phường, thị trấn có đông đồng bào DTTS có tổng số cấp uỷ là 769 đồng chí, trong đó, người DTTS tham gia cấp uỷ là 204 đồng chí, chiếm tỷ lệ 26,56% (dân tộc Khmer 161 đồng chí, chiểm tỷ lệ 20,94%, Hoa 43 đồng chí, chiếm tỷ lệ 5,59%; có 42 đồng chí nữ, chiếm tỷ lệ 5,46%).

Hiện nay, việc sử dụng bố trí cán bộ DTTS tại địa phương như thế nào thưa ông?

Hiện nay, hầu hết các địa phương có đông đồng bào DTTS cán bộ là người DTTS tham gia cấp uỷ đạt tỷ lệ trên 20%, như: các xã của huyện Trần Đề 32,82%, thị xã Vĩnh Châu 30,6%, huyện Châu Thành 30,23%, huyện Mỹ Tú 26,67%,…

Đến nay, đảng viên dân tộc Khmer chiếm 14,24%, đảng viên toàn tỉnh; số cán bộ, công chức, viên chức dân tộc Khmer chiếm 24,14% tổng số toàn tỉnh. Có 2.801 cán bộ, công chức, viên chức người DTTS có trình độ đại học trở lên. Hiện nay, tỉnh có 10/11 huyện, thị xã thành lập Phòng Dân tộc.

Đặc biệt, việc bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, mà cụ thể là tạo điều kiện cho cán bộ người Khmer trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, phát huy những thế mạnh của mình. Điển hình như xã Phú Tân, huyện Châu Thành có tới 81% số dân là người dân tộc Khmer, nhưng xã Phú Tân là đơn vị đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của huyện.

Thưa ông, những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong công tác phát triển cán bộ vùng DTTS là gì?

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh hiện tại vẫn còn một số bất cập nhất định. Đa số cán bộ là người Khmer có xu hướng tham gia công tác tập trung chủ yếu ở các cơ quan khối đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội ít tham gia công tác ở khối các cơ quan quản lý hành chính. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Đặc biệt, là ở cấp cơ sở, ngày càng được trẻ hóa, nhưng ít kinh nghiệm trong công tác thực tiễn ở địa phương.

Ông có thể cho biết, tỉnh có giải pháp gì đối với công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ DTTS?

Nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Đồng thời, cụ thể hoá Chỉ thị 19-CT/TW ngày 10/1/2018, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung, quy hoạch cán bộ là người DTTS từ cơ sở đến cấp huyện, cấp tỉnh; ưu tiên đầu tư cho các trường dân tộc nội trú; thực hiện tốt chính sách cử tuyển dành cho con em người DTTS vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trường nghề để bổ sung nguồn lực sau này cho địa phương. Đối với các chức danh chủ chốt ở các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, các cấp ủy, chính quyền sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đúng chuyên môn trước khi nhận nhiệm vụ mới.

Đồng thời, chúng tôi sẽ tăng cường thu hút đội ngũ trí thức trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp là người Khmer có đủ năng lực, phẩm chất bố trí vào một số chức danh phù hợp. Chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ của tỉnh trong giai đoạn mới. Việc quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ 2015-2020 cũng như những nhiệm kỳ tiếp theo luôn bảo đảm người dân tộc thiểu số tham gia vào cấp ủy và giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý đạt khoảng từ 18% đến 35%.

Xin cảm ơn ông!

HẠNH NGUYÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 phút trước
Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Du lịch - T.Nhân - 6 phút trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, hứa hẹn sẽ có rất nhiều du khách chọn “Thiên đường biển” Quy Nhơn – Bình Định là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón du khách.
Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 12 phút trước
Đêm 17/4, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện mưa to kéo dài kèm gió lốc mạnh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện, huyện Mèo Vạc đang tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả, sớm để Nhân dân ổn định cuộc sống.
Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Nhân dân Đắk Lắk gói bánh chưng, giã bánh giày dâng lên các Vua Hùng

Tin tức - Lê Hường - 14 phút trước
Ngày 18/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024.
Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa đá lớn tại huyện miền núi Nam Trà My

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Theo lãnh đạo huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vào chiều 18/4, xuất hiện trận mưa đá lớn, kèm theo gió giật nguy hiểm trên địa bàn một số xã như Trà Mai, Trà Linh...
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín là những hạt nhân quan trọng trong bảo tồn văn hóa

Tin tức - Tào Đạt - Văn Hoa - 20 phút trước
Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Trịnh Thị Thủy, tại Hội nghị Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, diễn ra vào chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tuổi trẻ Khối cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 25 phút trước
Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương giao Đoàn Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Ủy ban Dân tộc tổ chức Tọa đàm “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam”.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024

Kinh tế - Thúy Hồng - 32 phút trước
Tối 18/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và Công viên Thống Nhất, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, HTX năm 2024 (khu vực phía Bắc).
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thời sự - PV - 12:30, 18/04/2024
Sáng 18/4, sau khi dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Thời sự - PV - 12:05, 18/04/2024
Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.