Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phải có Tư duy – Tầm nhìn – Trung thực – Trong sạch – Tinh tế

PV - 18:15, 21/06/2022

Chiều 21/6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Lễ kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2022), thăm và làm việc với Báo Đại biểu nhân dân. Ghi nhận Báo Đại biểu nhân dân cùng với Truyền hình Quốc hội Việt Nam - hai cơ quan báo chí chủ lực của Quốc hội đã ngày càng khẳng định vị thế trong làng báo chí cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội mong muốn thời gian tới Báo phải có Tư duy – Tầm nhìn – Trung thực – Trong sạch – Tinh tế để ngày càng mở rộng, phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Lễ kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam tại Báo Đại biểu nhân dân
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Lễ kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam tại Báo Đại biểu nhân dân

Cùng dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh; Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển; Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền; Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh; lãnh đạo các Cục, vụ đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội; cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động của Báo Đại biểu nhân dân qua các thời kỳ.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lời chúc mừng tốt đẹp và những tình cảm thân thiết nhất đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và người lao động Báo Đại biểu nhân dân và các cơ quan báo chí của Quốc hội; gửi lời thăm hỏi ân cần tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã từng làm việc, cống hiến cho sự nghiệp báo chí của Quốc hội nói chung, của Báo Đại biểu nhân dân nói riêng.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam gắn bó chặt chẽ xuyên suốt với lịch sử đấu tranh, giải phóng dân tộc, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc. Đúng ngày này 97 năm về trước (ngày 21/6/1925), nhằm tập hợp lực lượng, xây dựng tổ chức, tuyên truyền đấu tranh cách mạng, tại trụ sở “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và trực tiếp lãnh đạo báo Thanh Niên, đặt nền móng đầu tiên cho báo chí cách mạng nước nhà từ đó về sau này. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong chặng đường 97 năm vẻ vang đó, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh. Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn cách mạng, nhiều nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã từng làm nhà báo, trực tiếp làm Chủ bút hoặc Tổng Biên tập một số cơ quan báo chí như: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và làm Chủ bút các tờ Người cùng khổ, Thanh niên và Tạp chí Đỏ - tiền thân của Tạp Cộng sản hiện nay; Tổng Bí thư Lê Hồng Phong làm Tổng Biên tập Tạp chí Bolshevik những năm 1934; Tổng Bí thư Hà Huy Tập làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản năm 1935, chỉ đạo các báo Tiền phong (1937), Dân chúng (1938) của Đảng dưới danh nghĩa “Cơ quan Lao động và Dân chúng” ở Nam Kỳ; Tổng Bí thư Trường Chinh làm Chủ bút tờ Cờ giải phóng, Sự thật, Nhân dân, Chủ nhiệm Tạp chí Tạp chí Cộng sản; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (1991-1996).

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, thời gian qua, cử tri và Nhân dân cả nước tiếp tục ghi nhận và đánh giá cao hoạt động của Quốc hội khóa XV đã kế thừa truyền thống 76 năm vẻ vang của Quốc hội Việt Nam với nhiều đổi mới tích cực, công khai, trách nhiệm, minh bạch, gần dân hơn. Nêu rõ “Quốc hội khóa XV tiếp nối truyền thống và tiếp tục sự nghiệp đổi mới”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là thông điệp cần truyền tải trong công tác truyền thông, không thể nói ngày hôm nay mà quên mất ngày hôm qua, giữ được thành quả như các khóa trước đã rất khó và tiến thêm một bước về phía trước càng khó hơn.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận trong nỗ lực và kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan thông tấn, báo chí, trong đó có 2 cơ quan báo chí chủ lực của Quốc hội là Báo Đại biểu nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu nhân dân đã cùng các cơ quan báo chí cả nước thực sự là cầu nối tin cậy giữa Quốc hội với cử tri và Nhân dân, là phương thức truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng được Quốc hội thể chế hóa cũng như lan tỏa các thông điệp quan trọng, những nội dung Quốc hội xem xét, quyết định đến với cử tri và Nhân dân. Đồng thời, phản ánh trung thực “hơi thở của cuộc sống” tại Diễn đàn Quốc hội và là kênh để cử tri, Nhân dân giám sát hoạt động của Quốc hội nói riêng, của các cơ quan nhà nước nói chung.

Nhìn lại chặng đường gần 34 năm hình thành và phát triển của Báo Đại biểu nhân dân, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Báo Đại biểu nhân dân đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang là tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri. Đặc biệt kể từ thời điểm ngày 27/8/2009, khi Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng – nay là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết 816 về nâng cấp và đổi tên Báo Người đại biểu nhân dân thành Báo Đại biểu nhân dân. Sự kiện này tạo đà cho Báo bứt phá vươn lên mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh trọng trách của Báo Đại biểu nhân dân nói chung và từng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, người lao động của Báo nói riêng trước Quốc hội, cử tri, Nhân dân cả nước.

Chia sẻ là độc giả thường xuyên và khó tính của Báo Đại biểu nhân dân, Chủ tịch Quốc hội cho biết, rất vui mừng trước những bước phát triển mới của Báo Đại biểu nhân dân. Báo đã ngày càng khẳng định vị thế trong làng báo chí cách mạng Việt Nam và là một trong hai cơ quan báo chí chủ lực của Quốc hội. Tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, người lao động của Báo đã nêu cao tinh thần đoàn kết, kiên định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bản lĩnh, sắc sảo, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Báo có nhiều chuyển biến rõ rệt, được dư luận cả nước theo dõi và hoan nghênh. Nhiều tin bài, loại bài có chất lượng cao về nội dung, đẹp về hình thức, phong phú về thể loại, bám sát, phản ánh trung thực, sinh động các diễn biến, hoạt động của Quốc hội; tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Khi hoạt động của Quốc hội cho sự điều chỉnh từ trực tiếp sang trực tuyến, kết hợp trực tiếp và trực tuyến nhằm thích ứng linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 thì Báo có nhiều cố gắng, nỗ lực tuyên truyền đầy đủ, có điểm nhấn, góp phần khắc họa sinh động hình ảnh Quốc hội – đại diện tiêu biểu cho trí tuệ toàn dân, tiếp nối truyền thống khát khao đổi mới, không ngừng cống hiến và hành động quyết liệt vì Nhân dân, lan tỏa sâu rộng tới hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

Ghi nhận Báo Đại biểu nhân dân đã truyền tải được nhiều thông điệp tích cực, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao việc Báo Đại biểu nhân dân đã và đang đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền trên các nền tảng số như: mạng xã hội facebook, tik tok, zalo, viber..., đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của các đối tượng bạn đọc, góp phần lan tỏa hơn nữa hoạt động của Quốc hội tới cử tri và Nhân dân cả nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ về sự hài lòng và phấn khởi trước sự tiến bộ về chất lượng với nhiều khởi sắc của cả Báo Đại biểu nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam; nhận thấy giữa hai cơ quan có sự cạnh tranh, thi đua tích cực để cùng phát triển cũng như có sự hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan thông tấn, báo chí các địa phương.

Chúc mừng và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, kết quả khá toàn toàn diện mà Báo Đại biểu nhân dân đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Báo Đại biểu nhân dân thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác báo chí; quy hoạch phát triển, quản lý phù hợp, tạo sự thống nhất cao trong từng bước thực hiện. Mọi hoạt động đều phải bảo đảm đúng định hướng, sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết, quy định của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác truyền thông.

Thứ hai, phải tiếp tục phản ánh sâu sắc thực tiễn sinh động đến các đại biểu Quốc hội để qua đó mang hơi thở cuộc sống vào nghị trường; đồng thời phải là kênh thông tin đắc lực đưa các chính sách, pháp luật, quyết sách của Quốc hội thấm sâu vào từng lĩnh vực của cuộc sống. Báo chí của Quốc hội còn phải là “cầu nối của cầu nối”, phải đóng vai trò như là “thông tấn xã” của Quốc hội để truyền tải thông tin về Quốc hội tới các cơ quan thông tấn báo chí khác.

Chủ tịch Quốc hội cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo Báo Đại biểu nhân dân
Chủ tịch Quốc hội cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo Báo Đại biểu nhân dân

Thứ ba, Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng Chương trình hành động của cả nhiệm kỳ với 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 107 nội dung, đề án cụ thể trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đối ngoại và đổi mới phương thức hoạt động. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Báo Đại biểu Nhân dân bám sát Chương trình hành động này, đóng góp xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Chiến lược truyền thông chuyên nghiệp, thống nhất về hoạt động của Quốc hội khóa XV”. Bản thân sự đổi mới của Quốc hội đòi hỏi các cơ quan báo chí của Quốc hội phải đổi mới, nhưng mặt khác, các cơ quan báo chí của Quốc hội cũng phải đóng góp, thúc đẩy sự đổi mới của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn Báo Đại biểu Nhân dân phải là một trong những cơ quan báo chí đi đầu về chuyển đổi số, mục tiêu phát triển là trở thành cơ quan báo chí đa nền tảng, đa phương tiện, đa phương thức, phát triển các nền tảng báo chí số, nền tảng phân phối nội dung số, làm chủ việc phân phối nội dung số trên không gian mạng. 

Trong 3 yếu tố để chuyển đổi số gồm công nghệ, vốn đầu tư và con người, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, công nghệ và vốn đầu tư thì Văn phòng Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội sẵn sàng hỗ trợ tối đa, còn Báo Đại biểu nhân dân phải đặc biệt coi trọng và làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, phải có những “nhà báo đa phương tiện”, am hiểu công nghệ, thành thạo công nghệ để phục vụ cho nhiệm vụ của báo chí. Báo Đại biểu Nhân dân phải có kế hoạch và chiến lược phát triển bài bản. Cùng với đó, cần coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc đấu tranh chống lại thông tin xấu độc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ, Đảng, Nhà nước và bảo vệ uy tín của đại biểu Quốc hội. Phải có chuyên trang, chuyên mục về vấn đề này. Phải bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Nhắc lại nhận xét của Bác Hồ về một trong hai khuyết điểm nổi rõ của không ít cơ quan báo chí và nhà báo, đó là “viết về chính trị thì khô khan, rập khuôn”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, là tờ báo chính trị, Báo Đại biểu nhân dân phải tiếp tục đổi mới cách thức truyền tải thông tin sao cho thật sự “mềm hóa những viên đá cuội”. Làm sao để khai thác những dư địa và thế mạnh để đổi mới theo hướng ngày càng chuyên sâu, chuyên nghiệp và hiện đại; củng cố, đổi mới đội ngũ phóng viên, biên tập viên, những người làm báo thật sự nhạy bén về chính trị, bồi đắp nền tảng tri thức sâu rộng, tâm huyết, say nghề, đặc biệt có hiểu biết toàn diện, sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động Quốc hội; phấn đấu xây dựng “Tờ báo 5T”, tức là Báo Đại biểu nhân dân phải có Tư duy – Tầm nhìn – Trung thực – Trong sạch – Tinh tế.

Chủ tịch Quốc hội giao nhiệm vụ cho Báo Đại biểu nhân dân tiếp tục nghiên cứu, làm rõ ý nghĩa, nội hàm của 4 vấn đề. Một là, Báo Đại biểu nhân dân là Tiếng nói của Quốc hội – vậy thế nào là tiếng nói của Quốc hội? Tiếng nói của Quốc hội thì phải nói thế nào, nói ra sao, bằng cách nào? Hai là, Báo Đại biểu nhân dân là Diễn đàn của đại biểu Quốc hội – vậy thế nào là diễn đàn của đại biểu Quốc hội? Diễn đàn đó như thế nào, hoạt động ra sao? Ba là, Báo Đại biểu nhân dân là Diễn đàn của Hội đồng Nhân dân – vậy thế nào là diễn đàn của Hội đồng nhân dân? Làm thế nào và như thế nào để thực sự là diễn đàn của Hội đồng Nhân dân? Bốn là, Báo Đại biểu nhân dân là Diễn đàn của cử tri. Phải luận cho rõ để từ đó, rà soát lại, xây dựng, hoàn thiện tầm nhìn, sứ mệnh, xác định rõ giá trị cốt lõi của Báo Đại biểu nhân dân, xây dựng thương hiệu Báo Đại biểu nhân dân.

Tiếp nối truyền thống 34 năm qua, bằng kinh nghiệm phong phú và dày dạn, với tổ chức bộ máy đang dần được hoàn thiện và đội ngũ không ngừng trưởng thành toàn diện, đặc biệt với tinh thần cầu thị, đoàn kết, thống nhất và phát triển, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, triển vọng của Báo Đại biểu nhân dân ngày càng mở rộng, phát triển theo hướng “Chuyên nghiệp - Đúng - Hay - Đẹp - Sang trọng - Bổ ích - Nhân văn” như mục tiêu, tôn chỉ và tầm nhìn mà các lãnh đạo đã giao phó, xứng đáng hơn nữa với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng rãi của tờ báo của Quốc hội Việt Nam. 

Trước đó, phát biểu chào mừng tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Ban lãnh đạo Báo, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền trân trọng cảm ơn tình cảm yêu quý của Chủ tịch Quốc hội và Lãnh đạo Quốc hội, Lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội đã dành cho Báo. Đồng thời khẳng định, Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục đồng lòng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị và chuyên môn; thân ái giúp đỡ lẫn nhau; luôn xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong, kiên trung và sáng tạo trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, Nhà nước, đúng như niềm tin và kỳ vọng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các cơ quan báo chí của Quốc hội, đó là báo chí của Quốc hội còn phải là “cầu nối của cầu nối”, không chỉ đưa thông tin về Quốc hội đến với nhân dân, đưa tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề nhân dân quan tâm đến Quốc hội mà còn phải đóng vai trò như là “thông tấn xã” của Quốc hội để truyền tải thông tin về Quốc hội cho các cơ quan thông tấn báo chí khác; góp phần xây dựng Quốc hội Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, luôn đặt Nhân dân ở vị trí trung tâm của mọi quyết sách.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.