Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia sẽ được bảo vệ bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc

PV - 16:22, 16/11/2020

Ngày 11-11, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật Biên phòng Việt Nam với 94,61% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Việc Quốc hội thông qua Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới; xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển... Đồng thời, xây dựng lực lượng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Lực lượng BĐBP, Công an và dân quân tự vệ chung tay bảo vệ biên giới. Ảnh: Hoàng Anh
Lực lượng BĐBP, Công an và dân quân tự vệ chung tay bảo vệ biên giới. Ảnh: Hoàng Anh

Trong suốt chặng đường hơn 61 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của BĐBP, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về nhiệm vụ biên phòng và chức năng, nhiệm vụ của BĐBP, đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”. Trong các văn bản đó, đều xác định BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với các ngành, các lực lượng và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

Do vậy, thực hiện Nghị quyết số 33, đồng thời, thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phát triển và tư duy mới về công tác biên phòng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển trong tình hình mới; Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng tham mưu xây dựng Dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Sau thời gian triển khai xây dựng, tiếp thu các ý kiến và chỉnh lý, Dự án Luật Biên phòng Việt Nam đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV và ngày 11-11-2020, được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV với 94,61% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.

Luật Biên phòng Việt Nam có 6 chương với 36 điều quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng, đã thể chế hóa nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; xây dựng BĐBP theo các quan điểm của “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia” và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Luật Biên phòng Việt Nam có tính kế thừa và phát triển, yêu cầu khách quan về chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả thực tiễn trong hơn 61 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của BĐBP với vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Đặc biệt là bảo đảm nguyên tắc “một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính" theo tinh thần Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Luật Biên phòng Việt Nam được ban hành cũng sẽ khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh BĐBP và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và các điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Trong đó, luật đã quy định rõ những chính sách của nhà nước về biên phòng cũng như giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng các biện pháp hòa bình; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân rộng khắp, “nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, BĐBP làm chuyên trách”... tạo hành lang pháp lý huy động sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Đây cũng là cơ sở để tiếp tục khẳng định vai trò hết sức quan trọng của BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng ở khu vực biên giới, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự trên các tuyến biên giới, vùng biển, là chỗ dựa vững chắc được cấp ủy, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới tin yêu. Đồng thời, sẽ chuẩn hóa quy định, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”. Việc chuẩn hóa này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, trong đó, “BĐBP là chuyên trách, nòng cốt”, nhất là nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp để xử lý các vụ việc xảy ra trên biên giới theo các hiệp định về biên giới, cửa khẩu mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng.

Đặc biệt, Luật Biên phòng Việt Nam cũng là cơ sở pháp lý để thực hiện hiệu quả công tác phối hợp giữa BĐBP và Hải quan trong việc kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng; giữa BĐBP với công an và các cơ quan, chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và các cửa khẩu.

Luật Biên phòng Việt Nam ra đời cũng góp phần quan trọng để công tác đối ngoại biên phòng tiếp tục được triển khai thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng các nước có chung đường biên giới và các tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới đúng với quan điểm bảo vệ biên giới “từ sớm, từ xa” của Đảng. Đồng thời, tạo điều kiện để BĐBP chủ động hợp tác, phối hợp với lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu của các nước tiếp giáp, nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trên biên giới và đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa ở khu vực biên giới. Qua đó, góp phần xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Đặc biệt, lần đầu tiên, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động, trang bị hoạt động, cơ chế chính sách của BĐBP được quy định cụ thể, chi tiết trong Chương III Luật Biên phòng Việt Nam, từ Điều 13 đến Điều 24 và tại Chương IV, các điều 25, 26, 27 khẳng định: “BĐBP là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của QĐND Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới”...

Đây chính là những căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng BĐBP cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn và xác định nguyên nhân vụ tai nạn giao thông làm 3 người chết

Chủ tịch tỉnh Đắk Nông trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn và xác định nguyên nhân vụ tai nạn giao thông làm 3 người chết

Ngay sau khi vụ tai nạn 2 xe đầu kéo va chạm, 1 xe lao vào nhà dân khiến 3 người tử vong, trong đó có 2 cháu nhỏ là anh em ruột, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười, Giám đốc Công an tỉnh Đại tá Nguyễn Thanh Liêm nhanh chóng có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ, phân luồng giao thông và thăm hỏi, động viên gia đình bị nạn.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.