Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chư Pưh (Gia Lai): Tổ truyền thông cộng đồng góp phần đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Ngọc Thu - 4 giờ trước

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn, Hội LHPN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719, trong đó, đã đẩy mạnh thành lập, nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình tổ Truyền thông cộng đồng (TTCĐ).

12 Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại các thôn, làng đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã góp phần đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
CácTổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại các thôn, làng đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã góp phần đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Nỗ lực ngăn chặn tảo hôn, HNCHT

Triển khai Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội LHPN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh thành lập, nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình tổ Truyền thông cộng đồng (TTCĐ).

Làng Plei Hlốp-một trong những ngôi làng đặc biệt khó khăn, thuộc xã vùng III Chư Don, với hơn 90% là đồng bào DTTS, trước đây, trung bình mỗi năm, làng có từ 3 - 5 cặp tảo hôn. Tình trạng tảo hôn khiến cho đói, nghèo luôn đeo bám người dân, trẻ con thiếu cái ăn, suy dinh dưỡng...

Tháng 3/2023, Tổ TTCĐ làng Plei Hlốp được thành lập với 8 thành viên là những Người có uy tín trong cộng đồng, có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng. Tổ TTCĐ đã tích cực phối hợp với công an huyện, phòng Tư pháp huyện truyền thông một số nội dung về phòng cháy chữa cháy, chấp hành luật giao thông, phòng - chống tảo hôn và HNCHT.

Chị Rơ Mah H’Nhân (làng Plei Hlốp, xã Chư Don) cho hay:Tổ TTCĐ đã lan tỏa đến chị em hội viên, tuổi vị thành niên thêm những kiến thức pháp luật, hệ luỵ của tảo hôn và HNCHT. Từ đó, chị em tự tin thể hiện bản thân, đứng lên chống lại những hủ tục để xây dựng gia đình, cuộc sống hạnh phúc hơn”.

Các thành viên Tổ TTCĐ làng Plei Hlốp, xã Chư Don tuyên truyền bà con không vi phạm pháp luật, phòng - chống tảo hôn, HNCHT
Các thành viên Tổ TTCĐ làng Plei Hlốp, xã Chư Don tích cực tuyên truyền, vận động bà con không vi phạm pháp luật, phòng - chống tảo hôn, HNCHT

Đặc biệt nhằm phát huy hiệu quả trong vận động bà con chấp hành pháp luật, phòng, chống tảo hôn, già làng, Người có uy tín Nay Yong cũng tích cực tham gia các buổi truyền thông, sinh hoạt của Tổ TTCĐ. Từ đó, già Yong có thêm kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng về phòng - chống tảo hôn và HNCHT.

Già Nay Yong kể: “Trước kia, vì nể nhau người làng vẫn đi dự đám cưới dù biết đó là tảo hôn. Tôi nói rõ những tác hại của tảo hôn, là vi phạm pháp luật nên kiên quyết không đi dự cưới. Đồng thời, trong cuộc họp làng, tôi nêu rõ tên những gia đình có ý định tổ chức cho con em tảo hôn để kịp thời cùng với hệ thống chính trị thôn làng, các thành viên trong Tổ TTCĐ kịp thời phát hiện, ngăn chặn. Hai năm nay, dân làng không đi nữa và cũng ko có trường hợp nào tảo hôn. Vì mọi người biết tảo hôn là vi phạm pháp luật, cổ vũ cho hủ tục tồn tại khiến cho cuộc dân làng càng thêm nghèo đói”.

Tương tự, tại làng Phung, xã Ia Le, các thành viên trong Tổ TTCĐ làng Phung thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em gái để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Qua đó, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại.

Ông Ksor Khoan (làng Phung, xã Ia le) cho biết: “Nếu như những năm trước, trong làng có ít nhất 2 vụ tảo hôn thì đến nay, tảo hôn đã không còn trường hợp nào. Để duy trì kết quả này, tôi cùng các thành viên trong Tổ TTCĐ thường xuyên bám sát từng gia đình, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân cùng ngăn chặn và đẩy lùi tảo hôn, HNCHT.

Nâng cao năng lực Tổ truyền thông cộng đồng

Hơn 3 năm qua, Hội LHPN huyện đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 8 tại 14 làng đặc biệt khó khăn của 7 xã, thị trấn. Đến nay, huyện Chư Pưh đã thành lập 12 Tổ TTCĐ với 103 thành viên. Đồng thời, tổ chức 24 buổi tuyên truyền, truyền thông về các quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn, giáo dục nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khỏe trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế...

Hội LHPN huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng điều hành cho Tổ truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng
Hội LHPN huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng điều hành cho Tổ truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng

Bà Nguyễn Thị Thùy, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết: Tổ TTCĐ hoạt động dựa vào cộng đồng, dân chủ, bám sát các hướng dẫn của Hội LHPN các cấp và tình hình thực tế tại địa bàn. Mỗi tháng, các tổ đều sinh hoạt định kỳ, có ít nhất một hoạt động truyền thông; lồng ghép hoạt động truyền thông với các cuộc họp thôn, họp chi bộ và truyền thông trên nền tảng số và mạng xã hội…

 Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện đã tập huấn kỹ năng điều hành cho Tổ TTCĐ để nâng cao năng lực truyền thông, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến giới, những tập tục văn hóa có hại… tại địa phương.

Các thành viên Tổ TTCĐ thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng vận động người dân tại cộng đồng
Các thành viên Tổ TTCĐ thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng vận động người dân tại cộng đồng

Theo số liệu thống kê, nếu như trong năm 2020, có 153 trường hợp tảo hôn, 11 trường hợp HNCHT thì đến năm 2024, số cặp tảo hôn đã giảm còn 27 trường hợp; tình trạng HNCHT đã được xóa bỏ.

Kết quả đó là động lực giúp các thành viên trong Tổ TTCĐ ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS tích cực hơn nữa trong tuyên truyền, vận động người dân xoá bỏ hủ tục, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội ở Chư Pưh nói riêng, toàn tỉnh Gia Lai nói chung.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trên 242 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quảng Ngãi

Trên 242 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quảng Ngãi

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ phát động vận động ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 2 giờ trước
Sáng 28/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị và Văn phòng thuộc Ủy ban Dân tộc.
Chư Pưh (Gia Lai): Tổ truyền thông cộng đồng góp phần đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Chư Pưh (Gia Lai): Tổ truyền thông cộng đồng góp phần đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn, Hội LHPN huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719, trong đó, đã đẩy mạnh thành lập, nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình tổ Truyền thông cộng đồng (TTCĐ).
Bình Gia (Lạng Sơn): Tạo sinh kế từ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bình Gia (Lạng Sơn): Tạo sinh kế từ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 4 giờ trước
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng, quan tâm phát triển phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ các lớp đào tạo nghề đã tạo sinh kế cho người dân, qua đó góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi.
Bình Gia: Hỗ trợ 17 dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Bình Gia: Hỗ trợ 17 dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Theo Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của UBND huyện Bình Gia, triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3-Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã phân bổ nguồn vốn là 2.828 triệu đồng. Nguồn vốn kéo dài của năm 2022 thực hiện năm 2024 là 18 triệu đồng, vốn kéo dài của năm 2023 thực hiện năm 2024 là 218 là triệu đồng (trong đó: 195 triệu đồng ngân sách trung ương, 23 triệu đồng ngân sách huyện).
Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái. Người Dao Thanh y Yên Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An):

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An): "Trợ lực" để vùng DTTS và miền núi vươn mình

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Tính đến 20/11/2024, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã giải ngân được 97,36% nguồn vốn đầu tư phát triển và 43,99% nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã trở thành “đòn bẩy” giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cuối năm

Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cuối năm

Media - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Từ đầu tháng 11/2024, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã vận hành 5 luồng thông quan tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thay cho 2 luồng trước đây, trong đó, có 2 luồng xuất khẩu, 3 luồng nhập khẩu. Đây là nỗ lực nhằm gia tăng năng lực thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh, giảm thiểu tình trạng ách tắc xảy ra nhất là vào dịp cao điểm cuối năm.
Thái Nguyên với công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thái Nguyên với công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Thảo Khánh - 6 giờ trước
Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nậm Nhùn (Lai Châu): Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo tồn lễ hội năm 2024

Nậm Nhùn (Lai Châu): Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo tồn lễ hội năm 2024

Văn hóa dân tộc - Thảo Khánh - 6 giờ trước
Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Ban.
Chính sách tín dụng nước sạch ở Đắk Nông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Chính sách tín dụng nước sạch ở Đắk Nông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 6 giờ trước
Thời gian qua, nguồn vốn cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã giúp hàng chục ngàn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được sử dụng nước sạch, có nhà vệ sinh, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.