Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống sạt lở "Cuộc chiến" chưa hồi kết: Vào mùa sạt lở (Bài 1)

Nguyễn Phú- CĐ - 16:28, 13/08/2021

Sạt lở ven biển, ven sông luôn là vấn đề nóng đối với chính quyền và người dân Cà Mau, nhất là khi vào mùa mưa bão, sạt lở trở thành nỗi ám ảnh, nguy cơ thường trực trong tâm trí hàng ngày của mỗi người. Dù trong suốt thời gian qua các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã và người dân đã không ngừng nỗ lực để chống sạt lở với hàng loạt các giải pháp đã được áp dụng. Thế nhưng, cuộc chiến chống sạt lở xem ra vẫn chưa có hồi kết.

Tuyến đê biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến an toàn của hàng trăm ha sản xuất của người dân trong đê.
Tuyến đê biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến an toàn của hàng trăm ha sản xuất của người dân trong đê.

Với tác động ngày một cực đoan của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở ven biển, ven sông đã trở thành nỗi trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh; cũng như đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân Cà Mau trong hơn 10 năm trở lại đây. Con số thống kê mức độ thiệt hại do tình trạng sạt lở, cứ ngày một lớn qua từng năm, đồng nghĩa với nỗi lo ngày một tăng lên.

Đê biển phía Tây oằn mình trước sạt lở

Tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh Cà Mau bắt đầu xuất hiện nghiêm trọng kể từ năm 2006. Đây cũng là thời điểm mà tỉnh Cà Mau đã ban bố tình trạng hộ đê khẩn cấp, để huy động sự tham gia của toàn quân, toàn dân cùng chung sức, khắc phục và hạn chế thiệt hại do sạt lở. Song với nguồn lực có hạn và sóng biển rất dữ dội nên bờ biển của tỉnh ngày một sạt lở nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau cho biết, qua khảo sát và ước tính của các ngành, hiện có khoảng 80% đường bờ biển trong tỉnh đang ở tình trạng bị sạt lở. Tốc độ sạt lở bình quân mỗi năm khoảng 15m, có nơi lên đến 50m, và diện tích rừng phòng hộ bị mất theo sạt lở khoảng hơn 300ha mỗi năm. Đặc biệt có những điểm không còn rừng phòng hộ, sóng đánh trực diện vào thân đê, nguy cơ phá vỡ đê biển bất cứ lúc nào.

Trong số hàng loạt điểm sạt lở dọc theo tuyến đê biển phía Tây, hiện có 3 điểm sạt lở, được đánh giá là nghiêm trọng thuộc huyện Trần Văn Thời và U Minh. Cụ thể, gồm đoạn T25-T29, dài 1.000m; đoạn T29- Khánh Hội, dài 500m và đoạn bờ Bắc vàm Lung Ranh khoảng 200m. Đây là những đoạn chưa có kè chắn sóng bên ngoài, do đó thân đê đang ngày đêm bị sóng biển đánh trực tiếp, nguy cơ xảy ra vỡ đê bất cứ lúc nào, nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời.

Một góc kè chống sạt lở đê biển Tây
Một góc kè chống sạt lở đê biển Tây

Trở lại khu vực đê biển phía Tây, đoạn từ Vàm T25 hướng về Vàm T29 cho thấy, tại đây có khoảng 1km đang trong tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều diện tích rừng phòng hộ đã bị sóng biển cuốn trôi. Hiện, diện tích rừng còn lại rất mỏng, chỉ từ 25m đến 40m. 

Sạt lở diễn biến đặc biệt nguy hiểm và liên tục không chỉ uy hiếp trực tiếp đến thân đê, đe dọa trực tiếp đến an toàn đê biển phía Tây, khu dân cư sinh sống tập trung Vàm T25 mà còn ảnh hưởng trực tiếp vùng sản xuất lúa 2 vụ với diện tích khoảng 1.700ha, 17.000ha rừng sản xuất và hệ thống điện hạ thế, trường học Lê Văn Tám.

Tương tự đoạn từ Vàm T29 + 1.300m hướng về Vàm Khánh Hội cũng đang nằm trong tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Sạt lở đang đe dọa trực tiếp đến an toàn đê biển phía Tây, khu dân cư sinh sống tập trung Vàm T29, khu dân cư tập trung Vàm Khánh Hội, vùng sản xuất lúa 2 vụ với diện tích khoảng 1.200ha, 17.000ha rừng sản xuất. Đồng thời, nếu tình trạng sạt lở này không được khắc phục sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống điện trung thế và hạ thế, 01 trạm y tế, 03 trường học (Trường Bông Hồng, Kim Đồng và Lý Tự Trọng).

Đó chỉ là 2 trong số hàng loạt điểm sạt lở hiện nay, trên đê biển phía Tây của tỉnh Cà Mau. Để hạn chế và tiến tới khắc phục tình trạng sạt lở, thời gian qua, nhiều công trình dự án bảo vệ đê, bảo vệ rừng phòng hộ đã được triển khai thực hiện. Nhiều gói thầu thi công kè hộ đê, thi công các khu dân cư, gia cố, bảo trì các đoạn đê thi công còn dang dở, bơm bùn tạo bãi trồng rừng... đã được triển khai.

Tuy nhiên, theo ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, sóng to gió lớn, vật tư đang có giá khá cao, một số gói thầu còn vướng giải phóng mặt bằng, nên tiến độ thi công còn chậm. Sở đang chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị thi công khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu, sớm đưa vào sử dụng.

Nội đồng rung động

Bên cạnh sạt lở ven biển, thì tình hình sạt lở đất ven sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang rất nghiêm trọng. Số vụ sạt lở đất ven sông liên tục tăng khiến nhiều người không khỏi quan ngại, lo lắng. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có 117 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài 2.380m. Trong đó, làm thiệt hại hơn 639m lộ bê tông; 02 mố trụ cầu; 40m bờ kè; 100m lộ cấp VI... Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai mang lại về tài sản đã lên trên 6,2 tỷ đồng.

 Chỉ trong tháng 7/2021, toàn tỉnh Cà Mau đã xảy ra 55 vụ sạt lở đất ven sông với tổng chiều dài sạt lở 1.104m, làm thiệt hại 22 căn nhà, 01 trại tôm giống, 01 cổng chào, 01 cống xổ vuông, ước tổng thiệt hại do sạt lở đất hơn 1,9 tỷ đồng.

Thời gian qua tình trạng sạt lở ven biển ven sông đã làm thiệt hại hàng trăm căn nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Thời gian qua tình trạng sạt lở ven biển ven sông đã làm thiệt hại hàng trăm căn nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Nhắc đến vùng sông nước Cà Mau, hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến con sông Cửa Lớn. Nhiều người biết đến sông Cửa Lớn không chỉ bởi sự độc đáo đặc biệt (con sông  nối từ một đầu là biển Đông đổ ra biển Tây), mà còn bởi vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất, giao thương hàng hoá và cả quốc phòng an ninh,… Từ bao đời nay, phù sa từ con sông Cửa Lớn, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của nhiều xã, huyện mà nó đi qua. Nhiều trung tâm hành chính, trung tâm giao thương trao đổi hàng hoá sầm uất đã được hình thành dọc theo tuyến sông này. Có thể kể đến như: Viên An, Viên An Đông, chợ Thủ Tam Giang (huyện Ngọc Hiển), chợ Vàm Đầm (huyện Đầm Dơi) hay như chợ Hàng Vịnh và đặc biệt là khu đô thị thị trấn Năm Căn,….

Mang lại giá trị lớn cả về kinh tế, văn hoá và cả quốc phòng, an ninh,… nhưng nó cũng lấy đi không ít công sức của người dân do tình trạng sạt lở hàng năm. Có không ít hộ đã có tất cả từ sự phóng khoáng của con sông này và cũng mất gần như tất cả từ chính con sông này.

Dù đã hơn 4 năm trôi qua, nhưng hình ảnh thất thần của ông Nguyễn Thái Khương, ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh khiến tôi không sao quên được. Cặm cụi thu nhặt những gì còn lại của căn nhà sau vụ sạt lở bờ sông, ông Khương vẫn không thể tin đây là sự thật. Tích góp gần cả đời người, gia đình ông mới đủ tiền xây cất được căn nhà, những tưởng phần còn lại sẽ được ấm cúng hơn, nhưng chỉ qua một đêm công sức cả đời gia đình ông còn lại chỉ là một đống đổ nát.

Cùng cảnh ngộ mất trắng nhà cửa do sạt lở như gia đình ông Khương là gia đình anh Nguyễn Gia Phước, Nguyễn Văn Tư khóm 8 thị trấn Năm Căn. Sống ven tuyến Kênh Tắc, một nhánh của con sông Cửa Lớn chảy từ thị trấn Năm Căn vào sông Bảy Háp tại Đầm Cùng, huyện Cái Nước. Nhiều năm qua, gia đình anh Phước và anh Tư cùng không ít hộ dân bị lâm cảnh “màn trời chiếu đất” vì sạt lở. Hiện, khu vực này vẫn là điểm nóng về sạt lở trên địa bàn huyện Năm Căn.

Dù biết nguy hiểm nhưng nhiều người dân gì cuộc sống mưu sinh đã đánh cược với tự nhiên
Dù biết nguy hiểm nhưng nhiều người dân gì cuộc sống mưu sinh đã đánh cược với tự nhiên

Theo ông Lê Văn Ngời, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, tình trạng dông lốc xoáy và sạt lở đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn huyện. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 18 vụ sạt lở và 11 vụ lốc xoáy, khiến một số tuyến lộ giao thông bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính hơn 2 tỷ đồng.

Sạt lở bờ sông đã khiến cuộc sống của không ít gia đình bị xáo trộn. Bởi lẽ, phần lớn trường hợp mất nhà vì sạt lở đất đều là hộ nghèo ở ven sông, không có đất sản xuất. Vì cuộc sống mưu sinh mà họ đành chấp nhận đối diện với nguy cơ sạt lở đang trực chờ. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay và đang tiếp tục tiếp diễn ở hầu khắp các huyện, nhất là trên địa bàn các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Cái Nước và Ngọc Hiển.

 Để giúp người dân hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tình trạng sạt lở, nhiều giải pháp đã được chính quyền địa phương triển khai thực hiện như: xây dựng kè chống sạt lở, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, di dời dân đến những nơi an toàn, bố trí tái định cư,… Tuy nhiên, do còn khó khăn về nguồn vốn, nên nhiều khu vực người dân vẫn đang phải đối diện nguy cơ sạt lở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS&MN. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Lương Cường đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Vào lúc 15h45 chiều 12/11 theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở Thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
WinMart tung ưu đãi “khủng” mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart tung ưu đãi “khủng” mừng sinh nhật 10 tuổi

Kinh tế - PV - 12 phút trước
Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết, sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm tươi sống và thực phẩm thiết yếu, chuỗi bán lẻ đã chủ động hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo giá cả và nguồn hàng trong hệ thống luôn ổn định.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Công tác Dân tộc - An Yên - 20 phút trước
Trao đổi với báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS&MN. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.
Bảo tồn trò chơi dân gian của đồng bào DTTS ở Sơn La: Khơi nguồn truyền thống trong nhịp sống hiện đại

Bảo tồn trò chơi dân gian của đồng bào DTTS ở Sơn La: Khơi nguồn truyền thống trong nhịp sống hiện đại

Sắc màu 54 - Khánh Thư - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang triển khai phục dựng, phát triển các trò chơi dân gian của đồng bào DTTS. Điều này góp phần không nhỏ để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc trong nhịp sống hiện đại, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong Nhân dân.
Lạng Sơn: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Văn Quyết-Thúy Hồng - 2 giờ trước
Với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân, thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc từng bước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024 cũng như các năm tiếp theo trên địa bàn.
Quảng Bình: Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình MTQG 1719 đạt cao

Quảng Bình: Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình MTQG 1719 đạt cao

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Quảng Bình đã giải ngân được 66,15% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đáng chú ý, có một số Dự án có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển rất cao như, Dự án 4: đạt trên 79%; Dự án 5 đạt 72,1%; Dự án 9 đạt 54,7% ....
Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ ở Bình Thuận tử vong do phát bệnh dại sau 2 năm bị chó cào

Người phụ nữ ở Bình Thuận tử vong do phát bệnh dại sau 2 năm bị chó cào

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Một phụ nữ tại Bình Thuận bị chó con cào trúng người cách đây 2 năm, không tiêm ngừa dại, đã phát bệnh và không qua khỏi.
Hòa Bình: Giải cứu bé sơ sinh khỏi nhóm mua bán người

Hòa Bình: Giải cứu bé sơ sinh khỏi nhóm mua bán người

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Cơ quan Công an tỉnh Hòa Bình vừa giải cứu một cháu bé sơ sinh khỏi nhóm buôn người gồm nhiều phụ nữ.
Lào Cai: Tập trung

Lào Cai: Tập trung "chữa lành lá phổi xanh” sau thiên tai

Kinh tế - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở những khu vực có địa hình hiểm trở, núi cao, khó khăn cho công tác trồng rừng. Tuy nhiên, với quyết tâm "chữa lành lá phổi xanh”, tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp để từng bước phủ xanh lại diện tích rừng đã mất.
Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho việc giao đất, giao rừng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Ghi nhận ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà.
Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Kinh tế - Lê Hường - 6 giờ trước
Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.