Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính phủ cho ý kiến về 7 dự án luật quan trọng

PV - 15:35, 20/02/2025

Sáng 20/2, Chính phủ tổ chức Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025. Đây là phiên họp thứ 2 của năm 2025 về chuyên đề xây dựng pháp luật, được tổ chức chỉ sau 1 ngày Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV bế mạc.

Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025 của Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025 của Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ điều hành Phiên họp. Cùng dự có các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội, gồm: Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Sau khi nghe các bộ, cơ quan trình bày tờ trình tóm tắt về các dự án luật; báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định về các dự án luật…, các thành viên Chính phủ thảo luận sôi nổi về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm xây dựng dự án luật; nội dung chính sách cơ bản của các dự án luật, nhất là những nội dung mới, mang tính đột phá nhằm tạo hành lang pháp lý và khơi thông các điểm nghẽn cho phát triển; tính đồng bộ của quy định; kinh nghiệm quốc tế…

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ điều hành Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đánh giá các dự án luật này có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết, Phiên họp đã cho ý kiến về các quy định trong các dự thảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác tương trợ tư pháp ở các lĩnh vực hình sự, dẫn độ, chuyển giao người chấp hành án phạt tù; tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, tạo ra không gian mới phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị; bảo vệ dữ liệu cá nhân; góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tương thích với pháp luật quốc tế…

Phiên họp thống nhất giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai; các đồng chí bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các dự án luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025; các đồng chí Phó Thủ tướng được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 7 dự án luật.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu cũng đánh giá, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thống nhất rất cao và thông qua 4 luật và 5 nghị quyết quan trọng liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18; trong đó các luật vừa được thông qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt về thể chế, khơi dậy mọi tiềm năng và khơi thông mọi nguồn lực, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới; góp phần phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với nhiều đổi mới, đột phá về cả tư duy, cách làm, thẩm quyền, quy trình, thủ tục, được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy trong thực hiện đột phá chiến lược về thể chế; góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu thống nhất cho rằng, các luật, nghị quyết nêu trên vừa được Quốc hội thông qua, đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần phải tập trung tối đa nguồn lực vào công tác xây dựng thể chế, pháp luật, trong đó vừa bảo đảm đưa các luật vừa được thông qua vào cuộc sống bằng việc khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, vừa xây dựng các luật mới để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này để trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu nhấn mạnh, quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thống nhất, đồng bộ với các luật vừa được Quốc hội thông qua; tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Luật cần quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính ổn định của luật và bảo đảm tính chủ động của Chính phủ trong quản lý, điều hành; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Phiên họp thống nhất giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phiên họp thống nhất giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tương thích với pháp luật quốc tế. Tập trung rà soát các quy định pháp luật hiện hành nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Để khẩn trương triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các bộ, ngành, cơ quan tập trung chỉ đạo kịp thời soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả; không để nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường công tác truyền thông chính sách, phổ biến pháp luật, tạo sự đồng thuận xã hội trong cả khâu xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đánh thức giấc mơ làng cổ

Đánh thức giấc mơ làng cổ

Sắc màu 54 - Bùi Nguyên Khôi - 3 phút trước
Làng Mơ H’ra - Đáp vốn là 2 làng cổ nằm sát nhau của đồng bào Ba Na vẫn giữ vẹn nguyên nếp sống trăm năm. Trong giấc mơ làng cổ, Mơ H’ra - Đáp được phục hồi di sản quý của cộng đồng để phát triển du lịch với truyền thống và vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của khu vực này.
An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

Tin tức - Như Tâm - 4 phút trước
Ngày 17/6, tại Tp. Châu Đốc (An Giang), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang, tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh An Giang (17/6/1976 - 17/6/2025). Đến dự có ông Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Hồ Văn Mừng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện lãnh đạo các huyện biên giới của tỉnh.
Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Kinh tế - Hoàng Thùy - 5 phút trước
Thời tiết diễn biến bất thường khiến tỷ lệ đậu trái thấp, nông dân thủ phủ sầu riêng huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thấp thỏm lo âu sản lượng sầu riêng giảm. Trong khi đó, nông dân chưa có giải pháp nào để đối phó với diễn biến thất thường của thời tiết.
Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chuyên đề - Ngọc Chí - 6 phút trước
Những ngôi nhà mới khang trang đang dần hình thành tại các điểm dân cư được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mơ ước có căn nhà ở ổn định của các hộ đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Kon Tum đã trở thành hiện thực. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum trong việc triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Tin tức - Minh Nhật - 6 phút trước
Từ ngày 15/6/2025, sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giảm từ 63 xuống còn 34. Trong bối cảnh đó, một trong những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm là việc sử dụng biển số xe cũ sau sáp nhập: có phải đổi biển số mới hay không?
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Tin tức - Trọng Bảo - 15 phút trước
Thực hiện Thông báo số 4695 của tỉnh ủy Lào Cai, từ ngày 17 đến ngày 30/6, 48/48 xã mới sẽ vận hành thử nghiệm gắn với chuẩn bị hoạt động cấp xã sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh.
Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tin tức - Hoàng Quý - 19 phút trước
Sáng 16/6, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Họp báo Hội Báo toàn quốc 2025, với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và Lễ trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ XIX, năm 2024.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 23 phút trước
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị TP. Hồ Chí Minh kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo; tiếp tục chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, đồng bào có đạo, quyết tâm đưa các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thoát nghèo bền vững.
Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Sau nhiều ngày người dân bức xúc phản đối, Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra và phát hiện hệ thống ống ngầm xả thải trái phép ra môi trường, gây ô nhiễm, từ một trang trại lợn quy mô lớn ở huyện Cẩm Thủy.
Từ 1/7, quy định cụ thể mức đóng BHXH tối thiểu của chủ hộ kinh doanh

Từ 1/7, quy định cụ thể mức đóng BHXH tối thiểu của chủ hộ kinh doanh

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 1/7 tới, chủ hộ kinh doanh sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo quy định tại Luật BHXH năm 2024.