Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chàng trai dân tộc Mông với “Ước mơ triệu cây xanh" nơi vùng cao Yên Bái

Đình Hưng - Minh Nhật - 08:20, 29/11/2024

Suốt 7 năm qua, chàng trai dân tộc Mông Sùng A Cải (32 tuổi) tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đã kiên trì trên hành trình phủ xanh quê hương. Với mong muốn biến những mảnh đất, quả đồi trống, trơ trọi thành màu xanh của rừng cây, anh đang hiện thực hóa ước mơ "triệu cây xanh" để bảo vệ môi trường và thay đổi cuộc sống của đồng bào mình.

 Anh Sùng A Cải, chủ nhiệm dự án ""Ước mơ triệu cây xanh"
Anh Sùng A Cải, chủ nhiệm dự án "Ước mơ triệu cây xanh"

Từ giấc mơ trồng rừng đến hiện thực hóa “Ước mơ triệu cây xanh"

Sùng A Cải sinh ra trong một gia đình người Mông nghèo khó, với sáu anh chị em. Cha ốm nặng, mẹ anh phải làm lụng vất vả để nuôi gia đình, bữa cơm chủ yếu chỉ có rau và cơm trắng. Dù phải học xa nhà hơn 300km tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Cải vẫn quyết tâm vượt khó, nhờ sự động viên của thầy cô. Với thành tích học tập xuất sắc, đặc biệt ở môn Địa lý, anh đã đạt nhiều giải thưởng và trở thành sinh viên đầu tiên của xã Suối Bu được tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tốt nghiệp đại học vào năm 2017, thay vì chọn cho mình con đường ổn định, Cải lại ấp ủ một ước mơ phủ xanh những ngọn đồi trọc của quê nhà. Dự án "Ước mơ triệu cây xanh" ra đời với mục tiêu lớn lao, trồng thật nhiều cây để cải thiện môi trường sống, bảo vệ đất đai khỏi xói mòn và tạo nguồn thu nhập bền vững cho người dân.

. Dự án ""Ước mơ triệu cây xanh" do A Cải sáng lập ngày càng lan tỏa đến nhiều người
. Dự án "Ước mơ triệu cây xanh" do A Cải sáng lập ngày càng lan tỏa đến nhiều người

Ý tưởng trồng rừng của Sùng A Cải bắt nguồn từ ký ức đau thương thuở nhỏ. Năm 2006, khi mới học lớp 6, anh đã tận mắt chứng kiến trận lũ kinh hoàng cuốn trôi tài sản và mùa màng của nhiều gia đình trong làng. Từ đó, anh nhận ra tầm quan trọng của việc trồng rừng không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn là cách giảm thiểu tác động khủng khiếp của thiên tai. Với trái tim hướng về cộng đồng, Cải không chỉ muốn cải tạo môi trường, mà còn tạo ra nguồn sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Anh chọn trồng các loại cây như lim xanh, lát hoa, quế và cây dược liệu để giúp bà con khai thác lâu dài.

Dẫu có lý tưởng cao đẹp, hành trình của anh không hề dễ dàng. Những thách thức như thiếu vốn mua giống cây và thời tiết khắc nghiệt thường xuyên đe dọa dự án. Mùa đông lạnh giá khiến nhiều cây bị chết, và việc anh phải công tác xa ở Hà Nội khiến việc chăm sóc cây càng thêm khó khăn. Thế nhưng, niềm đam mê và lòng kiên định đã giúp anh đứng vững. Cải chưa bao giờ đơn độc. Bên cạnh anh luôn có bạn bè, đồng nghiệp và những người chung chí hướng, cùng ủng hộ cả về tinh thần lẫn tài chính.

Những chuyến đi trồng cây của anh trở thành những hành trình đầy ý nghĩa, với sự tham gia nhiệt tình của các tình nguyện viên từ sinh viên, bạn bè cho đến người dân địa phương. Chính quyền các xã cũng đồng lòng hỗ trợ, giúp những mầm cây nhỏ bé có cơ hội vươn lên mạnh mẽ. Dự án của Cải không chỉ trồng cây, mà còn gieo niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng.

Cải tuyên truyền về lợi ích trồng cây đối với các em nhỏ tại địa phương
Cải tuyên truyền về lợi ích trồng cây đối với các em nhỏ tại địa phương

Với sự nỗ lực của A Cải và sự chung tay góp sức của mọi người, đến nay, dự án "Ước mơ triệu cây xanh" đã trồng được hơn 950.000 cây xanh các loại trên khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Điển hình, khi siêu bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề tới miền Bắc nước ta trong những ngày đầu tháng 9 vừa qua, bản làng của A Cải đã không bị lặp lại lịch sử lũ lụt và sạt lở như trước đây. Cuộc sống của bà con rất an toàn, không thiệt hại về người, về của. Hy vọng rằng dự án của A Cải sẽ được mọi người biết đến nhiều hơn, để mỗi chúng ta sẽ hiểu hơn về lợi ích mà cây xanh mang lại cho cuộc sống.

Kết nối cộng đồng và gieo mầm hy vọng

Ngoài Dự án “Ước mơ triệu cây xanh”, Sùng A Cải còn là người sáng lập nhiều chương trình khác nhằm cải thiện đời sống và giáo dục cho trẻ em nghèo ở quê nhà. Dự án “Tri thức bản em” được anh khởi động từ năm 2016, với mong muốn mang sách, truyện và văn phòng phẩm đến các trường học vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, “Nông trại quê em” ra đời nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, cung cấp thực phẩm tươi cho người dân địa phương, đặc biệt là vào dịp Tết.

Năm 2022, anh tiếp tục khởi xướng dự án “Ươm mầm” với mục tiêu cung cấp học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó, đồng thời tổ chức các hoạt động hướng nghiệp giúp các em định hướng tương lai. Từng là sinh viên được Quỹ học bổng thắp sáng niềm tin hỗ trợ trong suốt những năm học đại học, giờ đây A Cải lại chính là cầu nối giữa Quỹ học bổng và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Suốt 10 năm qua A Cải đảm nhận vai trò xác minh hoàn cảnh để Quỹ học bổng được trao tặng đến đúng người.

Anh Cải và các bạn tình nguyện viên tặng học bổng và tặng sách, truyện cho học sinh, thư viện Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bu thuộc Dự án ""Thư viện bản em".
Anh Cải và các bạn tình nguyện viên tặng học bổng và tặng sách, truyện cho học sinh, thư viện Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bu thuộc Dự án "Thư viện bản em".

Không dừng lại ở đó, cuối năm 2023, A Cải đã ra mắt Dự án “Rừng và Em”, nhằm hỗ trợ các em học sinh trung học có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các bạn nữ sinh thuộc các DTTS. Mục tiêu chính của Dự án là giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn, không chỉ về mặt tài chính mà còn về sự định hướng nghề nghiệp và phát triển kỹ năng cá nhân. Điểm nổi bật của Dự án là các em học sinh có cơ hội trải nghiệm cuộc sống tại Hà Nội, một thành phố lớn với nhiều cơ hội học tập và làm việc, giúp các em mở rộng tầm nhìn và có những trải nghiệm văn hóa, xã hội đa dạng. Đây là một bước quan trọng để các em học sinh dân tộc thiểu số phát triển kỹ năng, sự tự tin và hiểu biết về thế giới xung quanh. Sự kết hợp của các yếu tố hỗ trợ tài chính, học tập và định hướng nghề nghiệp này sẽ giúp các em xây dựng một tương lai tươi sáng và có khả năng đóng góp tích cực cho cộng đồng.

Sùng A Cải không chỉ là người gieo trồng cây xanh, mà còn là người truyền cảm hứng cho cộng đồng về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và giúp đỡ lẫn nhau. Với anh, mỗi cây xanh được trồng là một hy vọng cho tương lai, mỗi hành động nhỏ đều có thể góp phần thay đổi cuộc sống.

Điều làm Sùng A Cải cảm thấy hạnh phúc nhất không phải là những con số cây trồng, mà là việc nhìn thấy những mầm xanh của mình dần lớn lên, tự phát triển thành rừng cây bền vững. Nhiều nơi đã bắt đầu xuất hiện mạch nước ngầm, báo hiệu một môi trường sinh thái đang được phục hồi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 5 giờ trước
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 5 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 5 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 6 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 10 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.