Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Câu lạc bộ 100 triệu” - Từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS

Phạm Tiến - 19:30, 07/11/2023

Từ ý tưởng thành lập “Câu lạc bộ 100 triệu”, phong trào trồng sắn ở vùng đồng bào DTTS Hướng Hóa, Đakrông, tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh. Cây sắn đã trở thành cây trồng chủ lực giúp đồng bào DTTS ở 7 xã vùng biên Hướng Hóa và nhiều hộ DTTS ở Đakrông vươn lên làm giàu.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS
Vùng đồng bào DTTS, miền núi Quảng Trị chiếm trên 60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Đưa cây sắn thành cây trồng chủ lực

Hướng Hóa là huyện vùng cao có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đặc biệt, là các xã vùng biên, đồng bào Bru-Vân Kiều, Tà Ôi… chiếm gần 100% dân số. Cùng với các cây trồng như cà phê, hồ tiêu, chuối..., sắn đã trở thành cây trồng chống đói cho đồng bào DTTS bao đời nay. Đặc biệt, từ khi nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa có ý tưởng thành lập “Câu lạc bộ 100 triệu”, cây sắn dần trở thành cây chủ lực đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân đồng bào DTTS ở các xã vùng biên.

Theo thống kê, hiện cây sắn được trồng nhiều ở các xã: xã Thanh, xã Thuận, xã Hướng Lộc, xã Lìa, xã Xy, A Dơi và xã Ba Tầng. Đây cũng được xem là vùng trọng điểm trồng sắn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa.

Từ một cây trồng lương thực cứu đói cho đồng bào DTTS ở vùng biên Hướng Hóa, nay cây sắn trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Không chỉ giúp đồng bào DTTS thoát nghèo mà từ trồng sắn, nhiều hộ đồng bào DTTS đã vươn lên khá, giàu. Do đầu ra ổn định nên diện tích trồng loại cây trồng này tăng lên theo các năm. Các hộ gia đình DTTS cũng không ngừng đầu tư để mở rộng diện tích trồng sắn của gia đình mình.

Tại xã Thanh, hiện có 700ha trồng sắn. Từ diện tích sắn trên, mỗi vụ nông dân của xã Thanh đã cung ứng cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa hơn 10.000 tấn sắn nguyên liệu.

Anh Hồ Văn Pường (xã Thanh), thành viên “Câu lạc bộ 100 triệu” kiểm tra vườn sắn của gia đình
Anh Hồ Văn Pường (xã Thanh), thành viên “Câu lạc bộ 100 triệu” kiểm tra vườn sắn của gia đình

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hồ A Cất, Chủ tịch UBND xã Thanh, huyện Hướng Hóa cho biết: “Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, nông dân tập trung đầu tư thâm canh cây sắn. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ vào các khâu trồng, thu hoạch sắn nên nên năng suất và hàm lượng tinh bột trong sắn củ tăng. Nhờ đó, đời sống người trồng sắn được nâng lên”.

Từng có cuộc sống khó khăn, năm 2006, gia đình Pả Dỏ (ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa) bắt đầu trồng 2ha sắn. Trong vụ mùa đầu tiên, Pả Dỏ thu được gần 50 triệu đồng. Thấy hiệu quả từ cây sắn mang lại cao hơn nhiều loại cây trồng khác, Pả Dỏ mở rộng diện tích trồng sắn lên 7ha. Hiện mỗi năm, gia đình Pả Dỏ thu hoạch khoảng 140 tấn sắn củ cung cấp cho nhà máy sắn Hướng Hóa.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS 2
Cây sắn đã trở thành cây trồng chủ lực của đồng bào DTTS ở các xã vùng biên huyện Hướng Hóa

Không chỉ gia đình Pả Dỏ, nhiều hộ đồng bào DTTS vùng biên ở Hướng Hóa được đổi đời nhờ cây sắn. Chỉ tính riêng năm 2022, toàn huyện Hướng Hóa có trên 5.000 ha sắn cho thu hoạch hơn 72 nghìn tấn sắn củ tươi, doanh thu trên 150 tỷ đồng. Cùng với Hướng Hóa, đồng bào DTTS ở huyện Đakrông cũng tham gia trồng sắn với diện tích lớn. Đến nay, tổng cả 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có khoảng gần 30 nghìn hộ đồng bào DTTS tham gia trồng, với tổng diện tích ước đạt khoảng gần 10 nghìn ha sắn. Cây sắn đã trở thành cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng đời sống kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS ở 2 huyện Đakrông, Hướng Hóa.

Khích lệ nhiều hộ DTTS vươn lên làm giàu

Năm 2010, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa có ý tưởng thành lập câu lạc bộ những hộ trồng sắn huyện Hướng Hóa và Đakrông đạt 100 triệu đồng/vụ (gọi tắt là “Câu lạc bộ 100 triệu”) để động viên, khích lệ các hộ đồng bào DTTS trồng sắn. Nhờ đó, số hộ tham gia và diện tích trồng sắn ở 2 huyện miền núi này không ngừng được tăng lên theo các năm.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS 3
Được nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa bao tiêu đầu ra nên số hộ, diện tích trồng sắn năm sau tăng hơn năm trước

Nhắc đến “Câu lạc bộ 100 triệu đồng”, trước hết phải nói đến Pả Dỏ - người Bru-Vân Kiều ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa. Pả Dỏ là nông dân đầu tiên có tên trong câu lạc bộ 100 triệu và luôn đứng ở tốp đầu của Câu lạc bộ. Đặc biệt, sắp tới con trai của ông Pả Dỏ cũng đủ điều kiện gia nhập câu lạc bộ 100 triệu nhờ trồng sắn. Hiện ở xã Thanh, có hơn 20 hộ gia đình tham gia trồng sắn có thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ. Đây cũng là những thành viên tích cực được kết nạp vào “Câu lạc bộ 100 triệu”, trong số này, còn có chồng hội viên tiêu biểu người Bru-Vân Kiều Hồ Thị Hương là anh Hồ Văn Xum ở thôn Thanh 1, xã Thanh.

“Động lực từ "Câu lạc bộ 100 triệu đồng" cộng thêm cán bộ nhà máy hỗ trợ kỹ thuật, trong 5 năm trở lại đây, số hộ và diện tích trồng sắn luôn tăng lên. Trung bình mỗi năm gia đình  trồng 3,5 ha sắn. Tham gia “Câu lạc bộ 100 triệu” nên vợ chồng mình có thêm động lực để vươn lên và mỗi năm có thu nhập khoảng 200 triệu từ cây sắn”, chị Hương chia sẻ.

Cũng là gia đình người Bru-Vân Kiều, anh Hồ Văn Pường (40 tuổi, trú ở bản 10, xã Thanh) gia nhập “Câu lạc bộ 100 triệu” từ năm 2014. Tại thời điểm được kết nạp vào “Câu lạc bộ 100 triệu đồng”, anh Pường là hội viên trẻ nhất của câu lạc bộ lúc bấy giờ. Mỗi năm gia đình anh Pường trồng khoảng 4 ha sắn, thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng/vụ.

Năm 2021, anh Pường quyết định đầu tư thêm hơn 400 triệu đồng để mua máy cày, vừa để phục vụ sản xuất cho gia đình, vừa kết hợp làm dịch vụ. Trong năm 2022, anh Pường có thu nhập từ trồng sắn và máy cày trên 200 triệu đồng. Chiếc máy cày đã giúp anh Pường cùng bà con trong thôn bản, thực sự chủ động mỗi khi vào vụ trồng sắn cũng như đến vụ thu hoạch.

(Bài Phát Sinh): “Câu lạc bộ 100 triệu”, từ ý tưởng đến cách làm giàu của nhiều hộ DTTS 4
Gia đình anh Hồ Văn Xum, chị Hồ Thị Hương thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng nhờ trồng sắn

Chủ tịch UBND xã Thanh Hồ A Cất cho biết thêm, mô hình “Câu lạc bộ 100 triệu” không những hỗ trợ, đồng hành đối với người nông dân trồng sắn mà thông qua mô hình đã tạo ra nguồn động viên, khích lệ giúp nhiều hộ gia đình người DTTS trồng sắn thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Sau 13 năm thành lập, hiện “Câu lạc bộ 100 triệu” của những người trồng sắn đã có 77 hội viên được kết nạp. Đặc biệt, trong số 77 hội viên này, chủ yếu là người đồng bào DTTS ở 2 huyện vùng biên Đakrông và Hướng Hóa. Tấm gương của những hội viên “Câu lạc bộ 100 triệu” đã lan tỏa phong trào thi đua trồng sắn mạnh mẽ trong cộng đồng đồng bào DTTS ở 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị. Cây sắn cũng đã trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ đồng bào DTTS trở thành hộ giàu có thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ. Từ phong trào trồng sắn, đồng bào các DTTS ở 2 huyện Đakrông, Hướng Hóa cũng đã hình thành lối canh tác hàng hóa để vươn lên làm giàu trên chính bản làng của mình.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.