Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá

PV - 09:10, 30/10/2023

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ, khuyến khích phản biện xã hội và coi đây là biện pháp quan trọng để tiếp thu mọi ý kiến của các tầng lớp nhân dân nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(Dẫn nguồn) Cảnh giác trước chiêu trò lợi dụng phản biện xã hội để chống phá

Tuy nhiên, thời gian qua, bên cạnh những ý kiến đóng góp tích cực, trên tinh thần xây dựng thì vẫn còn một số tổ chức, cá nhân lợi dụng phản biện xã hội để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta.

Đội lốt phản biện xã hội để phá bĩnh

Phản biện xã hội là sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến khẳng định những nội dung đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án, đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho chính xác và phù hợp. Khác với đả kích, nói xấu, bôi nhọ mang tính chống đối, lật đổ, xuyên tạc sự thật, phản biện xã hội mang tính xây dựng, hỗ trợ, vì mục tiêu chung.

Thực tế cho thấy, cùng với nhiều đóng góp chân thành có ý thức xây dựng của nhân dân thì một số kẻ đã lợi dụng phản biện xã hội để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước. Các thế lực thù địch lợi dụng phản biện xã hội để tập hợp lực lượng chống đối chính trị, thúc đẩy sự đối kháng trong xã hội, tạo các lực lượng đối lập. Từ “phản biện” đến phản đối và chống đối, mục đích sâu xa là bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam.

Trước đây, một số hội, đoàn tự xưng như “Hội Nhà báo độc lập”, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” (thành lập trái pháp luật) đã rêu rao, tự cho mình là tổ chức nghề nghiệp nhưng thực chất là tổ chức đối lập, mở ra các diễn đàn để thu hút các nhà báo, nhà văn tham gia nhưng thực chất là lợi dụng phản biện xã hội đã đăng tải những bài viết xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thời gian gần đây, lợi dụng chủ trương lấy ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đã xuất hiện một số trang mạng xã hội, blogger tham gia với động cơ xấu, cố tình đánh tráo bản chất, làm cho người dân hiểu sai từ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” thành “đất đai là độc quyền sở hữu của Nhà nước”. Thậm chí, số đối tượng xấu còn xuyên tạc rằng việc sửa luật nhằm tạo “lợi ích nhóm” cho quan chức, từ đó cố tình kích động hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh đó, một số đối tượng giả danh phản biện thông qua các “thư ngỏ”, “thư kiến nghị” gửi các cấp, ngành, gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đăng tải trên các mạng xã hội, trả lời phỏng vấn của các báo, đài nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam để trình bày ý kiến cá nhân về những chủ trương, chính sách. Họ cố tình miệt thị, công kích, bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, họ thổi phồng những tồn tại, hạn chế của đời sống xã hội, quy chụp cực đoan rằng mọi hạn chế và tiêu cực ở nước ta là do sự trì trệ về chính trị và “do độc Đảng”.

Một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, cực đoan còn núp bóng “nhà phản biện” có hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng… Sau khi các đối tượng bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt giam, xét xử theo quy định của pháp luật thì một số tổ chức, hội nhóm phản động kêu oan, bẻ lái, tẩy trắng tội danh rồi vu cáo chính quyền Việt Nam “bịt miệng người bất đồng chính kiến”, “ở Việt Nam có quyền tự do phản biện nhưng chỉ phản biện theo hướng của đảng”…

Những âm mưu, thủ đoạn trên đối lập hoàn toàn với phản biện xã hội mà chính là phá bĩnh xã hội. Thực chất phá bĩnh xã hội là công cụ được các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, số tổ chức, hội nhóm cơ hội chính trị, cực đoan, các hãng truyền thông hải ngoại thiếu thiện chí với Việt Nam thường xuyên sử dụng.

Thông qua các trang mạng xã hội, các cá nhân, tổ chức thù địch, phản động luôn tìm mọi cách tán phát những thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống và chụp mũ, đả kích, nói xấu; tùy tiện đưa ra luận điệu sai trái, xuyên tạc đánh lừa nhận thức dư luận, phản đối chế độ và chính sách hiện hành; phủ nhận thành tựu và sự phát triển của đất nước, gây nghi ngờ, tạo tâm lý hoang mang trong nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại lòng tin, sự đồng thuận xã hội trong nước, hạ thấp vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Không thể xuyên tạc quyền tự do phản biện ở Việt Nam

Nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của phản biện xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến phản biện của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội. Điều đó được thể hiện rõ trong Hiến pháp, hệ thống chính sách, pháp luật Việt Nam. Theo đó, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội”.

Đối tượng phản biện xã hội là tất cả những hoạt động có liên quan đến tổ chức và thực hiện quyền lực nhân dân, liên quan đến công quyền. Tất cả các hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị từ bộ máy Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đều thuộc đối tượng phản biện xã hội. Đối tượng phản biện xã hội còn là các chính sách do cơ quan công quyền đề xuất ban hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, quốc phòng - an ninh…

Mọi công dân, tổ chức xã hội ở Việt Nam là những chủ thể phản biện xã hội. Ở nước ta hiện nay, các tổ chức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và cũng có những nét đặc thù nhất định bao gồm: tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội. Các hình thức phản biện xã hội hết sức đa dạng, phong phú phụ thuộc vào chủ thể và đối tượng cũng như nội dung phản biện xã hội.

Đối với chủ thể là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì thông qua các hình thức đối thoại, hội nghị, tư vấn … Chẳng hạn, đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì có thể có những hình thức như: Tổ chức cuộc họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực; Ban Chấp hành, Ban thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức các hội nghị chuyên đề của các hội đồng tư vấn, ban tư vấn, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn; các hoạt động chuyên môn có liên quan của các tổ chức thành viên; tổ chức để nhân dân góp ý kiến phản biện xã hội vào các dự thảo của cơ quan, tổ chức Đảng, nhà nước.

Đối với người dân, thực hiện quyền phản biện bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua lấy ý kiến cử tri của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; thông qua sinh hoạt thôn, bản, tổ dân phố; qua các tổ chức chính trị - xã hội mà người dân là một thành viên của tổ chức đó… Ngoài ra, nhân dân vẫn có thể tự mình phản biện bằng con đường gửi thư, gửi ý kiến đến các cấp có thẩm quyền, thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải ý kiến của mình.

Hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam diễn ra sôi nổi, sinh động, đã phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự tham gia của nhân dân. Ngay sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức phản biện xã hội đối với các dự án luật như: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)… Đối với dự án luật quan trọng, thu hút nhiều ý kiến, phản biện của nhân dân như dự án Luật Đất đai, chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi (từ 3/1/2023 đến 15/3/2023), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được hơn 12 triệu lượt phản biện, góp ý thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhân dân.

Đặc biệt, trong tham gia xây dựng dự thảo các văn kiện trình Ðại hội XIII của Ðảng có những con số hết sức ấn tượng về phản biện xã hội thực hiện trong nhiệm kỳ Ðại hội XII. Trong đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức 10 chương trình giám sát về các vấn đề, lĩnh vực có ý nghĩa cấp bách đối với toàn xã hội; phản biện một số văn bản quan trọng của Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành. Thông qua việc lấy ý kiến cho thấy Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Như vậy, ở Việt Nam, phản biện xã hội là một trong những quyền của công dân, mọi ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, đất nước đều được tôn trọng, ghi nhận, song pháp luật Việt Nam cũng nghiêm trị hành vi lợi dụng phản biện xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân. Phản biện xã hội để tìm ra điểm bất hợp lý của chính sách nhằm giải quyết vấn đề phát sinh, từ đó có thể kiến nghị điều chỉnh hay thậm chí là hủy bỏ chính sách đó, đề xuất chính sách mới, phù hợp hơn một cách thiết thực, hiệu quả nhất, vì lợi ích chung, sự tiến bộ khác xa bản chất, thủ đoạn phá bĩnh xã hội mà các thế lực thù địch đã và đang làm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 4 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 5 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.