Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS nhìn từ điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Khánh Thư - 08:57, 09/12/2024

Chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà; không có hố xí hợp vệ sinh;... là những tập quán lạc hậu, ảnh hưởng môi trường sống của một bộ phận đồng bào DTTS. Từ số liệu của các cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS và báo cáo tổng hợp của các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi cho thấy, những tập quán này đang dần được thay đổi, góp phần cải thiện môi trường sống.

Việc thực hiện di dời chuồng trại khỏi gầm sàn nhà, hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh là nỗ lực để cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Tính đến tháng 10/2024, thôn Phai Tung, xã xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên không còn tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn).
Việc thực hiện di dời chuồng trại khỏi gầm sàn nhà, hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh là nỗ lực để cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Tính đến tháng 10/2024, thôn Phai Tung, xã xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên không còn tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn).

Động lực từ chính sách hỗ trợ

Chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn là tập quán phổ biến từ xa xưa ở một số dân tộc có kiến trúc nhà ở truyền thống là nhà sàn. Với công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng; công tác hỗ trợ di dời được quan tâm triển khai; ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi cư trú, phòng ngừa dịch bệnh ngày một nâng cao nên tập quán này đang dần được thay đổi.

Đơn cử tại Cao Bằng, tại thời điểm năm 2019, số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh cho thấy, toàn tỉnh còn khoảng 14 nghìn hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà; trong đó các huyện vẫn còn số lượng lớn như: Trùng Khánh (trên 2.400 hộ), Hạ Lang (trên 2.500 hộ), Hà Quảng (trên 300 hộ)…

Tại thời điểm năm 2019,  cả nước vẫn còn 24,4% hộ DTTS đang chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm hoặc sát cạnh nhà đang ở. Dân tộc có tỷ lệ hộ nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm hoặc sát cạnh nhà cao nhất là Lự (49,8%), La Chí (48,2%), Ơ Đu (45%), Mông (43,1%).

Theo rà soát của Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, cùng với tập quán thì đại đa số các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, không có kinh phí xây dựng chuồng trại tách biệt.

Ngoài ra, việc thiếu quỹ đất để xây dựng chuồng trại cùng với tâm lý lo sợ gia súc bị mất trộm cũng khiến việc thay đổi tập quán này của một bộ phận người dân rất khó khăn. 

Chính vì vậy, dù rất nỗ lực nhưng đến năm 2021, toàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn khoảng 9.917 hộ chăn nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới sàn nhà.

Để thay đổi tập quán này, từ năm 2021 đến nay, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), tỉnh Cao Bằng đã bố trí kinh phí để hỗ trợ người dân di dời chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh thực hiện di dời được 6.738 hộ (đạt 67,9%), với kinh phí trên 17,3 tỷ đồng.

Trong năm 2024 và năm 2025, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cao Bằng, từ vốn các Chương trình MTQG, các huyện: Hà Quảng, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm tiếp tục triển khai hỗ trợ di dời chuồng trại. Riêng các huyện: Trùng Khánh, Quảng Hoà, Hạ Lang đề xuất ngân sách tỉnh hỗ trợ (gần 3 tỷ đồng), do kinh phí thực hiện từ các Chương trình MTQG đã sử dụng hết.

Theo ông Nguyễn Thái Hà, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 100% hộ chăn nuôi di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở. Tuy nhiên, hiện số hộ cần di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở trên địa bàn vẫn còn khá nhiều, đòi hỏi các đơn vị, địa phương phải nỗ lực hơn trong triển khia chính sách hỗ trợ cũng như tăng cường tuyên truyền, vận động người dân di dời chuồng trại.

Từ năm 2021 đến nay, thực hiện các Chương trình MTQG, tỉnh Cao Bằng đã bố trí kinh phí để hỗ trợ người dân di dời chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh thực hiện di dời được 6.738 hộ, với kinh phí trên 17,3 tỷ đồng. (Trong ảnh: Người dân xóm Nà Dường, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở).
Từ năm 2021 đến nay, thực hiện các Chương trình MTQG, tỉnh Cao Bằng đã bố trí kinh phí để hỗ trợ người dân di dời chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh thực hiện di dời được 6.738 hộ, với kinh phí trên 17,3 tỷ đồng. (Trong ảnh: Người dân xóm Nà Dường, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở).

Cũng như tỉnh Cao Bằng, tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đang có chiều hướng giảm mạnh. Số liệu cụ thể sẽ được đưa ra sau khi thông tin về điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 được các đơn vị liên quan tiến hành tổng hợp, phân tích (dự kiến công bố tháng 7/2025).

Tiế tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ

Cùng với tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, tỷ lệ hộ sử dụng hỗ xí hợp vệ sinh là những chỉ số thành phần của tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, với nguồn lực của các chương trình, dự án từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS sử dụng hỗ xí hợp vệ sinh đã tăng lên đáng kể.

Tại thời điểm năm 2019, theo điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTS lần thứ II, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng hố xí hợp vệ sinh (hố xí tự hoại hoặc bán tự hoại) là 59,6%; tăng 31,7 điểm phần trăm so với năm 2015.

Điều này cho thấy, điều kiện vệ sinh của đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể. Từ năm 2019 đến nay, tỷ lệ sử dụng hố xí hợp về sinh ở khu vực nông thôn, miền núi tiếp tục tăng lên.

Hiện nay, việc hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội, hoặc các chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hoặc là nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân; do đó cần nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp. (Trong ảnh: Đoàn viên, thanh niên thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng tham gia hỗ trợ ngày công giúp các hộ gia đình DTTS xây dựng công trình vệ sinh)
Hiện nay, việc hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội, hoặc các chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hoặc là nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân; do đó cần nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp. (Trong ảnh: Đoàn viên, thanh niên thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng tham gia hỗ trợ ngày công giúp các hộ gia đình DTTS xây dựng công trình vệ sinh)

Đến hết năm 2023, theo Báo cáo số 5917/BC-BKHĐT-KHGDTNMT ngày 26/7/2024 đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu SDGs của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ hộ có sử dụng hố xí hợp về sinh ở khu vực nông thôn đạt 94,0%.

Theo kết quả điều tra năm 2019, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở khu vực thành thị là 92,9%, cao gấp 1,7 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn (54,5%). Tình trạng hộ không có hố xí ở một số dân tộc còn cao như: La Hủ (41,7%), Raglay (47,9%), Mảng (55,9), Si La (57,5%), Co (58,7%).

Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc đạt tỷ lệ 91,1%; Tây Nguyên 91,7; Đồng bằng sông Cửu Long đạt 91,3%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đạt 96,6%;...

Nhưng đây cũng chỉ là số liệu ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dữ liệu cụ thể về thực trạng sử dụng hố xí hợp về sinh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được thu thập trong cuộc điều tra thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024 sẽ được công bố trong thời gian tới đây.

Thông tin về thực trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong cuộc điều tra có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới. 

Bởi hiện nay, chính sách hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh đã không còn, sau khi Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới được triển khai thực hiện tại các xã vùng nông thôn từ năm 2016 – 2020 đã kết thúc.

Hiện việc hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội, hoặc các chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hoặc là nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân.

Chất lượng sống của đồng bào DTTS cũng đã được cải thiện rõ rệt nhờ chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt được triển khai hiệu quả, cải thiện tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở miền núi. (Ảnh minh họa)
Chất lượng sống của đồng bào DTTS cũng đã được cải thiện rõ rệt nhờ chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt được triển khai hiệu quả, cải thiện tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở miền núi. (Ảnh minh họa)

Đơn cử tại Gia Lai, tỉnh đang xây dựng Đề án “Xây dựng gia đình 3 sạch, thực hiện chỉ tiêu 17.8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”; triển khai tại 5 xã: Yang Nam (huyện Kông Chro), Ia Yeng (huyện Phú Thiện), Chư Drăng (huyện Krông Pa), Ayun (huyện Chư Sê), Yang Bắc (huyện Đak Pơ). Đây là 5 xã có tỷ lệ nhà vệ sinh rất thấp (từ 28% đến 45%).

Khi đề án được phê duyệt, tỉnh Gia Lao phấn đấu đến tháng 12/2025 sẽ có 300 hộ nghèo, cận nghèo của 5 xã trên được vận động, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, đạt tiêu chí 3 sạch trong xây dựng nông thôn mới. 

Sau khi kết thúc đề án, mức độ lan tỏa đạt trên 2.000 nhà vệ sinh được xây dựng tại cộng đồng, trong đó trên 1.700 hộ xây dựng mới nhà vệ sinh qua vay vốn từ các nguồn quỹ khác nhau hoặc kinh phí tự lực của gia đình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại, để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trong giới trẻ.
Tin nổi bật trang chủ
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 32 phút trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 1 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.