Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Như Ý - 10:09, 13/04/2024

Viêm loét dạ dày là căn bệnh gây tổn thương dạ dày bằng hiện tượng viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà. Dưới đây là một số cây thảo dược chữa viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả mời các bạn tham khảo.

Cây lược vàng giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả
Cây lược vàng giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả

Cây lược vàng: Hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng đối với viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mang lại hiệu quả rất tốt.

Cách thực hiện: Bạn lấy 3 - 5 lá cây lược vàng, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm chút mật ong rồi uống sau ăn hoặc trước ăn đều được.

Cây mơ lông: Lá của cây mơ lông chứa nhiều hoạt chất sulfur dimethyl disulphide có đặc tính giảm viêm, giải độc, kích thích tiêu hóa.

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông rồi xắt nhuyễn và trộn với 2 quả trứng gà. Có thể thêm gia vị muối, tiêu, hạt nêm,… cho vừa ăn rồi đem đi chiên (rán) đều 2 mặt. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần, các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được thuyên giảm.

Cây cỏ nhọ nồi: Đây là loài thảo dược chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như: tanin, carotene, flavonozit giúp chống oxy hóa, kháng viêm, làm se vết loét, thúc đẩy tốc độ hồi phục.

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. Thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng 1 cốc nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước cốt, chia làm 2 lần trong ngày để uống.

Hoặc bạn có thể kết hợp thêm liên cập thảo, lộ thảo và táo đỏ, mỗi nguyên liệu khoảng 20g, đem sắc cùng 1 lít nước đến khi nước cạn còn 300ml là được. Lưu ý là mỗi ngày uống 2 lần và nên uống sau mỗi bữa ăn.

Cây ổi: Theo Y học đã thử nghiệm và tìm thấy trong búp ổi có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, cầm tiêu chảy, giảm dịch vị dạ dày, làm se bề mặt tổn thương và làm chậm hoạt động cơ trơn trong ruột.

Cách thực hiện: Dùng 20g lá ổi non và búp ổi sao vàng cùng 1 nắm gạo lứt. Cho hỗn hợp vào ấm sắc với 500ml nước còn 300ml thì dừng lại. Nước thu được chia làm 2 để uống trong ngày trước khi ăn.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên 1

Cây trầu không: Lá trầu không là vị thuốc nam có tính ấm, có khả năng sát trùng, tiêu viêm, khử khuẩn. Dược liệu này được đông y sử dụng để trị viêm da, khó tiêu, bệnh trĩ, nhiễm trùng phụ khoa, hôi nách và cả bệnh viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, lá trầu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm chủ yếu các thành phần là tanin và betel phenol. Đây là hai hợp chất quý có tác dụng tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết loét.

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá trầu đem rửa sạch rồi vò nhẹ cho lá hơi nát. Bỏ vào ấm hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Gạn ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng liên tục để nâng cao chức năng tiêu hóa, giúp bệnh tình được cải thiện rõ rệt.

Cây tía tô: Theo Đông y, lá tía tô có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm đau dạ dày.

Theo Y học hiện đại, lá tía tô có chất glycosid, tanin, axit alpha-linolenic,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm giảm vết loét dạ dày, kiềm chế dịch acid gây loét dạ dày,…

Cách thực hiện: Dùng 10-15g lá tía tô rửa sạch lá tía tô, để ráo nước. Ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với món ăn hàng ngày.

Ăn quá nhiều lá tía tô 1 lần có thể gây tác dụng phụ như nóng trong người, toát nhiều mồ hôi,…Nên ăn 10-15g/lần.

Cây đu đủ: Chất papain của loại cây này có thể phá hủy protein trong cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa đạm trong cơ thể nhanh hơn, kích thích đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch. Sử dụng đu ngoài chữa bệnh còn giúp cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín, bỏ vỏ ngoài, bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Hấp đu đủ cùng ít đường và ăn trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Mỗi ngày dùng 2 lần, thực hiện trong vòng 1 tuần bệnh sẽ khỏi. Bạn có thể ăn ít để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó, lá đu đủ có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, điều trị đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, hội chứng ruột kích thích nhờ chứa một lượng lớn chất papain. Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá đu đủ được thực hiện như sau:

Dùng 2 lá đu đủ tươi, rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ rồi đun sôi lá đu đủ với 500ml nước. Để nguội bớt rồi uống trực tiếp 1 lần trong ngày, không để qua đêm. Không ăn sống lá đu đủ, không sử dụng khi đang đói. Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá đu đủ.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên 2

Cây hoắc hương: Hoắc hương trong y học cổ truyền có công dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày, làm dịu nhanh các triệu chứng do bệnh lý bao tử gây ra. Vị cay, tính ấm và kháng khuẩn mạnh của thảo dược giúp kháng được 5 loại vi khuẩn e – coli và tụ cầu khuẩn.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 12g hoắc hương, 12g gừng tươi, 16g gạo nếp, 16g rau má và 8g lá dành dành. Trộn đều hỗn hợp hoắc hương, gừng, gạo nếp, lá dành dành và rau má vào nấu cùng 3 chén nước cạn còn 1 chén thì dừng lại. Nước thu được thì chia đều 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 30 phút là được.

Hoa cúc: Hoa cúc không chỉ có tác dụng an thần, điều hòa giấc ngủ mà còn có thể hỗ trợ chứng đầy hơi, cải thiện đau dạ dày buồn nôn và làm dịu cơn đau của dạ dày. Khả năng chống viêm của thảo dược tương tự với thuốc chống viêm không chứa steroid nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Cách thực hiện: Lấy 5 đến 6 bông hoa cúc nhỏ, có thể là màu trắng hoặc vàng làm sạch nếu đã khô, hoa còn tươi thì cần phơi khô trước khi dùng. Cho hoa cúc vào bình trà, thêm nước sôi vào để hãm 5 phút để uống. Uống trà hoa cúc trước bữa ăn chính khoảng 30 phút sẽ phòng ngừa được tình trạng trào ngược dạ dày.

Chuối hột: Theo Đông y, chuối hột vị chát, tính bình, tác dụng giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, làm lành vết loét trong niêm mạc dạ dày.

Theo Y học hiện đại, trong vỏ chuối hột có chứa enzyme polyphenol oxidase, hạt chứa saponin, tanin, flavonoid,…có tác dụng giảm đau, làm se vết thương trong niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị dạ dày.

Cách thực hiện: Lấy 5 quả chuối hột xanh, 30g đu đủ chín, 50g mía lau, 1 quả táo. Đem tước vỏ ngoài chuối hột xanh, cắt lát mỏng, gọt vỏ đu đủ, mía lau, táo, cắt tất cả thành miếng nhỏ rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi chứa 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút. Lọc lấy phần nước uống thay nước lọc trong ngày.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên 3

Cây chè dây: Cây chè dây còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày. Chiết xuất từ chè dây có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa tồn tại trong dạ dày, giúp nhanh lành vết loét.

Cách thực hiện: Dùng 10 - 15g lá chè dây phơi khô sau đó sao vàng. Cho vào ấm, hãm chè dây khô với 100ml nước sôi. Chờ khoảng 15 phút cho nước rồi rót ra uống dần, áp dụng trong 2 - 3 tuần liên tục. Nếu dùng dạng túi lọc thì pha uống 2 túi mỗi ngày. Người bị bệnh do vi khuẩn Hp có thể tăng lên khoảng 4 túi/ngày.

Cây nha đam: Không chỉ được sử dụng để cải thiện nhan sắc, nha đam còn là cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả. Bởi nha đam có tính mát, vừa giúp giải nhiệt cho cơ thể, vừa đào thải độc tố trong đường ruột. Đặc biệt, khi kết hợp nha đam với mật ong thì sẽ gia tăng khả năng kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách thực hiện: Rửa sạch 5 nhánh nha đam rồi nạo lấy phần ruột đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến, trộn phần xay nhuyễn này với ½ lít mật ong nguyên chất, có thể cho thêm 1 chén rượu trắng rồi cho vào bình thủy tinh đậy kín nắp. Cuối cùng, để vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng từ từ, mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml.

Cây khôi tía: Lá khôi tía chứa các thành phần quan trọng là tanin và glucosid. Những chất này đã được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn Hp, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày. Nhờ những tác dụng trên mà cây thuốc nam này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.

Cách thực hiện: Lấy 60g lá khôi, 40g lá cây diếp dại (bồ công anh), 12g lá khổ sâm và 20g tương tư đằng ( cam thảo dây. Cho tất cả cho vào ấm, đổ thêm vào 1,5 lít nước đun sôi kỹ trong 20 phút. Uống thuốc sắc ngày 3 lần khi đang đói bụng, tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.

Sử dụng lá khôi tía quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, da xanh, sắc mặt tái nhợt… Người bệnh không nên vì nôn nóng muốn chữa khỏi bệnh nhanh mà lạm dụng quá mức.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên 4

Cây bắp cải: Trong bắp cải tươi có chứa axit lactic là chất hỗ trợ giảm tình trạng viêm dạ dày vì nó thúc đẩy cơ thể sản xuất acid amin giúp kích thích lưu thông dẫn máu đến niêm mạc dạ dày, giúp giảm đau và làm lành các thương tổn. Trong bắp cải tươi còn chứa một lượng lớn vitamin C có khả năng chống lại H.pylori, một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

Cách thực hiện: Trước khi sử dụng cần chọn bắp cải tươi, rửa sạch bằng nước sau đó cắt nhỏ vừa đủ, đem đi xay thành sinh tố hoặc nước ép. Sử dụng nước ép đều đặn mỗi ngày trước khi ăn góp phần cải thiện tình trạng bệnh.

Cây đơn tướng quân: Theo y học cổ truyền, cây đơn tướng quân có khả năng làm giảm sản xuất dịch vị, trung hòa axit dạ dày. Các ổ loét ở dạ dày hoặc tá tràng nếu được giảm cường độ tiếp xúc với acid sẽ tạo điều kiện nhanh lành các vết loét, từ đó giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách thực hiện: Lấy một nắm lá đơn tướng quân sắc kỹ lấy nước đặc uống hàng ngày. Người bệnh có thể sử dụng thay nước uống hoặc nước trà.

Hoặc: Lá đơn tướng quân (80g), khổ sâm (12g), rau diếp hoang (40g). Sắc 1 thang thuốc với 2 lít nước, đun sôi khoảng 10 phút và gạn uống một lần cho hết.

Cam thảo: Cam thảo là vị thuốc có khả năng giảm tiết axit dịch vị dạ dày, hỗ trợ làm lành tổn thương và vết loét dạ dày nhanh chóng. Ngoài ra, cam thảo làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ tiêu hóa giúp sản xuất tế bào mới, thúc đẩy bài tiết chất nhầy trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện: Dùng 3-5g cam thảo khô rửa sạch rồi sắc với 500ml nước trong 15 phút. Chắt lấy phần nước, bỏ bã uống thành nhiều lần trong ngày.

(Tổng hợp) Cách chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên 5

Nghệ vàng: Nghệ vàng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ lĩnh vực ẩm thực, chăm sóc sắc đẹp đến chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày mãn tính được khuyến khích nên thường xuyên sử dụng nghệ trong chế biến món ăn để cải thiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa ung thư hóa.

Cách thực hiện: Dùng 1 củ nghệ tươi đem giã nát, hòa thêm vào một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều lên vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào nước cốt nghệ rồi uống. Trường hợp sử dụng bột nghệ thì trộn trực tiếp với mật ong ăn là được. Mỗi ngày áp dụng 2 lần.

Hoặc: Chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ, 100ml nước ấm 40 độ có thể thêm vào một chút mật ong để tăng công dụng điều trị. Tuy nhiên không sử dụng nghệ điều trị viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai. Người bị sỏi thận, sỏi túi mật hoặc chuẩn bị được làm phẫu thuật cũng không nên dùng nghệ.

Gừng: Củ gừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày. Loại gia vị này có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn, ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn trong ruột, qua đó làm dịu cơn đau dạ dày.

Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, băm nhỏ, đem nấu với 300ml nước. Đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã rồi thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều lên. Chia uống làm 3 lần trong ngày.

Hoặc: Lấy 30ml nước mía, 1 muỗng nước cốt gừng tươi trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau và uống hết 1 lần vào buổi sáng. Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng liên tục để bệnh viêm loét dạ dày có sự thuyên giảm rõ rệt.

Củ tỏi: Tỏi chứa lưu huỳnh giúp chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, đặc biệt là chống lại vi khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày. Để chữa viêm loét dạ dày, ăn 2-3 tép tỏi mỗi ngày và uống nước khi dạ dày đói.

Sữa dừa hoặc nước dừa: Nước dừa và các sản phẩm từ dừa có tính kháng khuẩn và chống loét, rất hữu ích trong việc chữa viêm dạ dày.

Để cải thiện viêm loét dạ dày, người bệnh có thể uống nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa hàng ngày, ăn phần thịt dừa và sử dụng dầu dừa. Việc uống một thìa dầu dừa vào buổi sáng và buổi tối trong một tuần cũng giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Lưu ý

Kết hợp sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ hoặc các phương pháp điều trị y khoa khác như châm cứu, bấm huyệt… Tuy nhiên một số cây thuốc nam có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc tân dược nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi phối hợp trị liệu.

Điều chỉnh lối sống cho khoa học, lành mạnh. Tránh hút thuốc lá hoặc uống bia rượu. Ngủ sớm, đủ giấc và đúng giờ. Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý ăn chín, uống sôi. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tăng cường chất xơ và các thực phẩm chứa nhiều omega 3 trong khẩu phần ăn. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, sữa, gia vị cay nếu không muốn các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều trị đau nhức xương khớp từ cây móng quỷ

Điều trị đau nhức xương khớp từ cây móng quỷ

Cây móng quỷ còn có tên gọi khác là cây vuốt quỷ, cây mỏ neo, nhện gỗ... Cây móng quỷ không chỉ là một loại thảo dược quý từ thiên nhiên mà còn được biết đến qua nhiều nghiên cứu như một lựa chọn tiềm năng giúp chăm sóc sức khỏe xương khớp và hỗ trợ duy trì khả năng vận động linh hoạt. Sau đây là một số công dụng của cây móng quỷ mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Gieo niềm tin yêu đến từng bạn đọc

Không chỉ chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Báo Dân tộc và Phát triển còn cập nhật những thông tin về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường…. Với nội dung đa dạng, phong phú, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn đồng hành của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, chức sắc, chức việc nắm bắt thông tin kịp thời, hiệu quả và chính xác để phát huy tốt vai trò là “cánh tay nối dài” ở cơ sở trong tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo.
Về miền di sản Trường Lưu

Về miền di sản Trường Lưu

Sắc màu 54 - An Yên - 18:01, 20/06/2025
Ngoài 3 di sản được UNESCO vinh danh, thì miền đất văn vật Trường Lưu, tỉnh Hà Tĩnh còn có 23 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được xếp hạng. Với bề dày trầm tích văn hóa ấy, Trường Lưu đang hướng đến làng văn hóa du lịch.
Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Người Gia Rai đầu tiên viết báo cách mạng

Gương sáng - Nguyễn Văn Chiến - 18:00, 20/06/2025
Ông Ksor Ní (tên thường gọi là Ama H’Nhan) là một trong những trí thức đầu tiên người Gia Rai đi theo cách mạng. Ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách, trong đó có cương vị Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất. Ông cũng là thân sinh của ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 và trao Giải báo chí Cao Bằng lần thứ III năm 2025

Tin tức - Thuỳ Như - 17:58, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” của Hội Nhà báo Việt Nam; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình

Tin tức - Thiên An - 17:35, 20/06/2025
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có địa chỉ tại Lô Đ7, KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình - SĐT: 02293 762 825
Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Báo chí góp công lớn trong quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - 16:49, 20/06/2025
Ngày 20/6, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); tổng kết Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ lần thứ 19 (2024 - 2025) và Tôn vinh các nhà báo tiêu biểu.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Chính sách Dân tộc - Duy Chí - 16:26, 20/06/2025
Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Những người kể chuyện bằng trái tim nhiệt huyết

Xã hội - Mỹ Dung - 16:11, 20/06/2025
Giữa núi rừng trùng điệp của Ba Chẽ, Bình Liêu,Tiên Yên... nơi những con dốc nối tiếp nhau như chẳng có điểm dừng vẫn có những bước chân đều đặn, bền bỉ của những “phóng viên vùng cao”. Không chỉ đưa tin, họ là những người kể chuyện bản làng bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Ghi lại nhịp đập đời sống vùng cao bằng tất cả sự chân thành

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 16:01, 20/06/2025
Chúng tôi đã có những tháng năm rong ruổi tác nghiệp nơi bản làng heo hút giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Ở những nơi xa ngái ấy, chúng tôi tìm thấy bản chất thật nhất của nghề báo: Ghi lại những nhịp sống bằng tất cả sự chân thành và rung cảm của một người chứng kiến.
Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Kon Tum: Ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ và người DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 15:38, 20/06/2025
Tỉnh ủy Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ là người DTTS ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2045.
Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Hợp nhất hai Chương trình MTQG góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển một Việt Nam thịnh vượng

Thời sự - Hoàng Quý - 15:27, 20/06/2025
Ngày 20/6, tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Võ Văn Hưng đã công bố những kết quả quan trọng trong quá trình triển khai hai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021–2025: Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững.