Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các tỉnh biên giới phải kiểm soát chặt nhập cảnh trái phép

PV - 10:49, 18/04/2021

Theo Bộ Y tế, khu vực nóng bỏng dễ bùng phát dịch COVID-19 nhất tại nước ta hiện nay là biên giới Tây Nam và các tỉnh Tây Nam bộ. Vì thế, các tỉnh biên giới tại đây cần tăng cường kiểm soát nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch.

Các đối tượng xuất cảnh trái phép bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng An Thới - Phú Quốc phát hiện ngày 14-3-2021. (Ảnh: AN DI)
Các đối tượng xuất cảnh trái phép bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng An Thới - Phú Quốc phát hiện ngày 14/3/2021. (Ảnh: AN DI)

Kiểm soát người xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn

Báo cáo với Bộ Y tế tại Cuộc họp trực tuyến ngày 17/4, đại diện Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, Kiên Giang là địa phương được cho là căng thẳng nhất khi có cả tuyến biên giới trên bộ và trên biển. Địa bàn này từ Tết Nguyên đán đến nay đã phát hiện nhiều ca nhập cảnh trái phép. Cuối tháng 3, Kiên Giang phát hiện 10 người ở nước ngoài nhập cảnh trái phép bằng đường biển vào Phú Quốc, sau đó di chuyển đi nhiều địa phương. Có 3/10 người này được phát hiện mắc COVID-19.

Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, nhiệm vụ quan trọng nhất giai đoạn hiện nay trong phòng, chống dịch là kiểm soát tốt tình hình xuất nhập cảnh, cả trái phép và hợp tác. Các tỉnh miền Tây nói chung đã có nhiều quyết sách chỉ đạo quyết liệt các lực lượng, tổ chức chốt chặn tại các tuyến. Tuy nhiên, những địa bàn này gặp nhiều khó khăn trong chống dịch.

Kiên Giang có 56 km đường biên giới trên bộ và hơn 200 km bờ biển và 62.000 km2 mặt nước biển. Hàng ngày, có hàng nghìn tàu cá, tàu chở dầu, tàu mua bán hải sản, nhu yếu phẩm của Nhân dân hoạt động, chưa kể tàu của nước ngoài hoạt động trên vùng biển tỉnh quản lý. Vì vậy, việc kiểm soát người xuất nhập cảnh trên bộ và trên biển rất khó khăn.

Để kiểm soát tình hình xuất nhập cảnh, Kiên Giang đã thành lập hơn 112 chốt kiểm soát trên bộ, 16 tổ cơ động kiểm soát, trên biển sử dụng chín tàu và hai xuồng cao tốc của lực lượng Bộ đội Biên phòng. Tổng cộng có hơn một người gồm các lực lượng làm công tác kiểm soát, kể cả lực lượng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hải đoàn 28 Bộ đội Biên phòng, nhưng tình hình xuất nhập cảnh vẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn sót lọt nhập cảnh trái phép trên bộ và biển.

Theo đại diện Sở Y tế Kiên Giang, thời gian vừa qua có hai đối tượng nhập cảnh từ nước ngoài vào. Một là kiều bào Campuchia gốc Việt qua nước bạn làm ăn, sinh sống và chỉ về nước ăn Tết. Dịp vừa rồi, đối tượng này về nhiều, tỉnh đã tổ chức cách ly và trong số này không xuất hiện ca dương tính.

Đối tượng thứ hai là người Việt Nam lao động tự do ở nước bạn. Những người này hầu hết xuất cảnh trái phép và tập trung về nước sau sự kiện cộng đồng ngày 20/2, có cả đối tượng xuất cảnh trái phép và bị bạn trao trả về. Tỉnh đã tổ chức cách ly tập trung và cách ly điều trị.

Theo Sở Y tế Kiên Giang, khó khăn của tỉnh hiện nay là các khu cách ly tập trung theo phương án của địa phương trước đây không còn không phù hợp. Hiện nay, công tác phòng, chống dịch chủ yếu ngăn chặn nguồn lây từ Campuchia nên phải có phương án cách ly khác. 

 Bộ Y tế họp trực tuyến sáng 17/4.
Bộ Y tế họp trực tuyến sáng 17/4.

Dịp Tết nguyên đán vừa rồi, Kiên Giang đã quyết định đầu tư xây dựng khu cách ly tập trung. Có khoảng 2.300 người cách ly tập trung chủ yếu ở Hà Tiên và không đưa sâu vào nội địa. Từ tháng 3/2020 đến nay, địa bàn này cách ly tập trung hơn sáu nghìn người. “Chỉ chưa được hai tháng (từ ngày 20/2 đến nay) đã có 1.262 người nhập cảnh về, trong đó có 36 ca dương tính, 8 ca không rõ ràng, tỷ lệ nhiễm trong số người về khoảng 4%, đây là một tỷ lệ rất cao trong thời gian ngắn. Có những ngày 10 người nhập cảnh thì cả 10 người đều dương tính”, đại diện Sở Y tế cho biết.

Về cách ly điều trị, hiện Kiên Giang có 37 ca dương tính, đã điều trị khỏi cho 20 ca, còn lại 17 ca và chưa kể 8 ca có kết quả nghi ngờ, vẫn phải điều trị theo hướng dẫn. Tỉnh này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập cơ sở điều trị dã chiến. Do số lượng bệnh nhân đông, các Trung tâm Y tế còn phải phục vụ khám chữa bệnh cho Nhân dân, nên Kiên Giang đã có tờ trình gửi Bộ Y tế sớm trình Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh thiết lập bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân.

Đại diện Sở Y tế cho biết, dự kiến bệnh viện dã chiến tại Hà Tiên thu dung, điều trị bệnh nhân sẽ phải tồn tại từ 1-2 năm khi dịch COVID-19 tại một số nước Đông Nam Á ổn định. Mục tiêu của bệnh viện dã chiến là điều trị những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Những trường hợp có triệu chứng lâm sàng đưa vào Trung tâm Y tế Hà Tiên.

Kiên Giang cũng đề xuất Bộ Y tế ưu tiên bổ sung vaccine phòng COVID-19 cho các tỉnh biên giới Tây Nam bộ, trong đó có Kiên Giang, đồng thời đề xuất Bộ khẩn cấp cung ứng vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, máy móc thiết bị cho phòng, chống dịch tuyến đầu để nâng cao năng lực, tầm soát xét nghiệm. Bộ sớm tổng kết kinh nghiệm chống dịch tại Hải Dương và các địa phương khác thành một cẩm nang để các địa phương học tập và áp dụng phù hợp với từng địa phương.

Còn tại An Giang, ngày 15/4 vừa qua, An Giang xét nghiệm hai lao động tự do nhập cảnh trái phép đã được xét nghiệm dương tính. Sau đó kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur đã khẳng định hai ca này dương tính, được công bố là ca bệnh 2.746 và 2.747.

Đây là lần đầu tiên, An Giang ghi nhận ca bệnh COVID-19. Tỉnh An Giang đã triển khai các biện pháp truy vết, cách ly cho đối tượng F1 là âm tính. Ngày 16/4, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh An Giang cho biết, 12 trường hợp F1 của hai ca dương tính ghi nhận tại An Giang đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Hiện nay, An Giang đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2. An Giang mong mỏi sớm có vaccine phòng COVID-19 vì đường biên giới tại đây rất dài, luôn trong tình trạng nóng bỏng và đặc biệt mới đây đã xuất hiện hai ca dương tính đầu tiên tại tỉnh này.

Phải siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát đường biển, đặc biệt nhập cảnh qua đường biên

Chia sẻ về vấn đề thành lập bệnh viện dã chiến, ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, Kiên Giang có thể tận dụng cơ sở y tế sẵn có thuận tiện nhất thành lập bệnh viện dã chiến để bảo đảm vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn.

Thêm nữa, Kiên Giang có thể tận dụng cơ sở dân sự như ký túc xá, trường học, cung thể thao… cải tạo thành bệnh viện dã chiến giao bệnh viện đa khoa tỉnh thiết lập. “Với Kiên Giang, nguy cơ dịch xâm nhập do nhập cảnh có thể nghiên cứu mô hình này. Tại TP. Hồ Chí Minh cũng thiết lập bệnh viện dã chiến không nằm ở cơ sở y tế, vận hành tại Củ Chi từ đầu dịch cũng rất hiệu quả”, ông Khoa nói.

Nhận định về tình hình “nóng” tại các tỉnh Tây Nam và Tây Nam bộ, TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Kiên Giang, An Giang phải siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát đường biển, đặc biệt nhập cảnh qua đường biên.

Đồng thời, những địa phương này phải đẩy mạnh tuyên truyền tới các gia đình có người đang học tập, sinh sống ở những nước có dịch, khi người thân trong gia đình có nhu cầu về nước thì phải nhập cảnh hợp pháp, không được nhập cảnh trái phép. Người dân chủ động thông báo cho cơ quan chức năng người về từ vùng dịch không khai báo. Đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép, Ban Chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xử lý nghiêm.

Về phân bổ vaccine đợt 2 cho các tỉnh, Bộ Y tế hiện đã phân bổ cho Kiên Giang 15.200 liều, đề nghị Kiên Giang sớm xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch tiêm an toàn.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế liên tục có trao đổi, chia sẻ với các địa bàn biên giới phía Tây Nam. Bộ Y tế sẽ thành lập đoàn công tác tăng cường chỉ đạo hơn nữa tại khu vực này. Bộ Y tế đề nghị các địa phương và lực lượng biên phòng tại các tỉnh biên giới Tây Nam giữ thật vững, thật chắc khu vực biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, cách ly, bảo đảm an toàn cho cộng đồng là vấn đề đóng góp quan trọng trong phòng, chống dịch thời gian tới đây. 

Sáng nay (18/4), Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Kiên Giang.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 9 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 5 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 5 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 5 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.