Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cả nước tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19

Hồng Phúc và nhóm PV - 08:07, 20/11/2021

20 giờ tối 19/11, tại Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) và nhiều địa phương khác trên cả nước đã có nhiều hoạt động tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19.

Người dân TP. Hồ Chí Minh tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong vì Covid -19
Người dân TP. Hồ Chí Minh tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ hy sinh, tử vong vì Covid -19

Dịch bệnh Covid-19 chưa có tiền lệ đã khiến hơn 1 triệu người nhiễm Covid-19, cướp đi sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào. Buổi Lễ tưởng niệm diễn ra trong không khí xúc động, trang nghiêm. Sự kiện này không chỉ xoa dịu nỗi đau của các gia đình có người thân tử vong do Covid-19, mà còn có ý nghĩa tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ tử vong vì Covid-19 là hoạt động ý nghĩa đã nhận được sự ủng hộ lớn của nhân dân trên cả nước, đặc biệt là người dân TP. Hồ Chí Minh. Đồng loạt các tỉnh, thành phố trong cả nước diễn ra các hoạt động thắp nến, dâng hương, thả đèn hoa đăng; các cơ sở tôn giáo rung chuông tưởng niệm; ở nhiều nơi người dân tắt đèn, thắp nến tưởng niệm…

Với hơn 17 nghìn người tử vong sau đợt dịch lần thứ 4, TP. Hồ Chí Minh chiếm 74% trong số người tử vong trên cả nước. Tại điểm cầu chính TP. Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và TP. Hồ Chí Minh lần lượt thực hiện nghi thức dâng hương, hoa tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch. Các đại biểu dự lễ cũng lần lượt dâng hương, hoa và nến tưởng niệm đồng bào. Cùng lúc đó, UBND quận 1, 3, 4, 5, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình đồng loạt thả đèn hoa đăng tưởng niệm trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Hàng nghìn người dân TP. Hồ Chí Minh đã đổ về các chùa tham gia cầu nguyện, tưởng nhớ cho những đồng bào đã mất do dịch bệnh Covid -19.

Tại Hà Nội, trên 5.000 cơ sở thờ tự trên địa bàn Thủ đô cùng tham gia Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19. Các cơ sở thờ tự trên địa bàn Thủ đô cùng tham gia hoat động Lễ tưởng niệm bằng việc thỉnh chuông vào lúc 20h30 và các nghi thức cầu nguyện tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo. Trong thời gian diễn ra lễ tưỏng niệm, nhiều tuyến phố tại Hà Nội đã tắt đèn. Hàng nghìn hoa đăng được thả xuống hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất, trong Lễ tưởng niệm.

Hàng nghìn hoa đăng được thả tại hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất - Hà Nội
Hàng nghìn hoa đăng được thả tại hồ Bảy Mẫu trong Công viên Thống Nhất - Hà Nội

Cùng với các cơ sở tự viện trên cả nước, đúng 20h00, chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) cử hành chuông, trống Bát Nhã bước vào buổi lễ. Đối trước Tam Bảo, Sư Phụ và chư Tăng đã nguyện cầu cho đồng bào тử nạn vì dịсh bệnh sớm được sinh về cảnh giới an lành, luôn được ánh sáng từ bi của mười phương chư Phật bảo hộ và che chở. Sau đó, Sư Phụ và chư Tăng đã thắp nến tưởng niệm hơn 2 vạn đồng bào và cán bộ, chiến sĩ cả nước đã tử vong, hy sinh vì dịch bệnh.

Lễ cầu siêu tại Chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh)
Lễ cầu siêu tại Chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh)

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và lắng đọng. Mong rằng, buổi lễ sẽ phần nào xoa dịu пỗi đaц của các gia đình có người thân đã ra đi vì Covid-19. Đồng thời, lan tỏa tình nhân ái, khích lệ tinh thần các lực lượng đã và đang tham gia phòng, chống dịсh bệnh.

Các y bác sĩ ngành y tế Bình Dương tại lễ tưởng niệm
Các y bác sĩ ngành y tế Bình Dương tại lễ tưởng niệm

Bình Dương là một trong những địa phương có dịch bệnh phức tạp nhất trong đợt dịch vừa qua, với trên 2.500 người đã tử vong vì Covid-19. Tại Chùa Hội An, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ cầu siêu và thắp 2.600 ngọn nến tưởng niệm, với sự tham gia của 50 Tăng ni và 50 Phật tử. Nhà thờ Thánh Giuse (phường Hòa Phú) tổ chức Lễ cầu nguyện và đổ chuông tưởng niệm, với sự tham gia của các Linh mục, tu sĩ, giáo dân của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bình Dương.

Ngoài ra, tỉnh còn mở các hoạt động như: Nhắn tin Lễ tưởng niệm qua hệ thống thuê bao di động; thay đổi nội dung quảng cáo trên hệ thống bảng điện tử tại các trục lộ, tuyến đường trong tỉnh sang nội dung lễ tưởng niệm. Nội dung tin nhắn qua thuê bao di động: "Lãnh đạo tỉnh Bình Dương kêu gọi mọi gia đình trong toàn tỉnh tắt đèn, thắp hương, thắp nến tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19".

Nghi lễ tưởng niệm các nạn nhân Covid-19 diễn ra tại Thiền viên Trúc lâm phương Nam (Cần Thơ)
Nghi lễ tưởng niệm các nạn nhân Covid-19 diễn ra tại Thiền viên Trúc lâm phương Nam (Cần Thơ)

Tại TP. Cần Thơ, buổi lễ diễn ra tại Thiền viên Trúc lâm phương Nam. Do tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đại lễ được tổ chức giới hạn với khoảng 20 người tham dự và bảo đảm các nguyên tắc, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. 

Để các tăng ni, phật tử và người dân cùng theo dõi và cầu nguyện cho các nạn nhân tử vong do dịch Covid-19. Các tổ chức tôn giáo trên địa bàn của thành phố hướng dẫn các cơ sở thờ tự trực thuộc tôn giáo mình tại địa phương tổ chức các hoạt động tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong phòng, chống đại dịch Covid-19 với nghi thức truyền thống của mỗi tôn giáo (thỉnh chuông, dâng hương, dâng hoa, dâng nến, dâng lễ, thả đèn hoa đăng, cầu siêu, cầu nguyện,...) trực tiếp tại cơ sở tôn giáo (chỉ làm trong nội bộ của cơ sở thờ tự), trực tuyến, online hoặc tại nhà riêng tín đồ cùng vào thời điểm với Lễ tưởng niệm chung, bảo đảm tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương.

Nhiều tỉnh như Khánh Hòa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh… đã có công văn chỉ đạo dừng tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi giải trí trong thời điểm tổ chức lễ tưởng niệm. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền với nội dung, hình thức phù hợp để tôn vinh, ghi nhận công lao của cán bộ, chiến sĩ hy sinh và những người dân tử vong do thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tin nổi bật trang chủ
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.