Những tháng đầu năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải thực hiện cắt điện luân phiên. Cảnh báo này được EVN đưa ra trong bối cảnh nguồn nhiên liệu than để chạy các nhà máy nhiệt điện bị thiếu hụt trầm trọng. Ở phương diện khác, hàng triệu tấn tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện vẫn đang là mối đe dọa ô nhiễm môi trường, chưa có phương án xử lý triệt để.
Cam kết được xem như là một điều kiện ràng buộc, nhưng lại không phải là quy định ở dạng luật; vì vậy, rất khó để có những chế tài xử lý nếu cam kết không thành. Điều này thể hiện rõ nhất ở cam kết khi thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
Trong những năm qua, nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo là rất lớn. Cả xã hội cùng chung tay vì người nghèo với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” nhưng các báo cáo cho thấy, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao, không hợp lý giữa các vùng miền, số hộ nghèo người có công tương đối lớn. Những thách thức trong công cuộc giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng của Việt Nam còn ở phía trước. Cần tìm giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo bền vững.
Hỗ trợ phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng để giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập, từ đó thoát nghèo. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc chú trọng đối tượng là hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Tiếp cận chuỗi giá trị nông-lâm sản, dược liệu nói riêng, sản phẩm của đồng bào DTTS nói chung đang là hướng đi đúng để xóa đói giảm nghèo, tăng giàu vùng đồng bào DTTS, miền núi. Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển DTTS năm 2018, do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 18-20/8 vừa qua, đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.
Huyện Ninh Phước là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, đông nhất của tỉnh Ninh Thuận, toàn huyện có trên 48.000 người Chăm. Cấp ủy và chính quyền địa phương huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, chuyển giao khoa học-kỹ thuật thực hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình sản xuất tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững ở các làng Chăm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, tuyên dương, khen thưởng những hộ thoát nghèo, thôn, xã thoát khỏi diện ĐBKK. Đây là một cách làm hay nhằm khuyến khích, lan tỏa ý chí vươn lên của đồng bào DTTS nghèo, là động lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
“Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” là cuộc vận động được cấp ủy, chính quyền thị xã Ayun Pa (Gia Lai) triển khai từ năm 2013 đến nay. Nhờ đó, nhiều hộ DTTS trên địa bàn đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngày 13/6, tại Quảng Ngãi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Quảng Ngãi tổ chức diễn đàn khuyến nông với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”.
Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, nhiều gia đình sinh sống ở địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới đã vươn lên thoát nghèo. Một trong những kinh nghiệm được đúc kết là phải tích lũy thì mới thoát nghèo bền vững.