Với mục tiêu xây dựng thương hiệu bưởi da xanh trở thành đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn theo nhu cầu thị trường, thời gian gần đây, chính quyền xã Hóa Hợp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã vận động người dân chăm sóc bưởi theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, nâng tầm giá trị cho bưởi da xanh Hóa Hợp.
Kinh tế -
Lê Vũ – Bảo Trần -
10:06, 03/01/2021 Xã Sông Xoài được xem là “thủ phủ” trồng bưởi da xanh của của thị xã Phú Mỹ cũng như của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, năm nay cả sản lượng và chất lượng bưởi da xanh của địa phương đều bị giảm mạnh. Bước vào đợt cao điểm chuẩn bị phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhiều hộ trồng bưởi ở Sông Xoài không khỏi lo lắng trước nguy cơ thất thu.
Nhờ có tiềm năng lớn về đất đai, sau khi nghiên cứu những giống cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, chính quyền xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã vận động người dân trồng một số loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh. Đây là những loại cây trái phát triển tốt, có giá trị kinh tế giúp người dân nâng cao thu nhập.
Ở các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng…. Giá các loại nông sản nổi tiếng như bưởi da xanh, chôm chôm, cam sành… giá rẻ chưa từng có, chỉ từ 6.000 – 15.000 đồng/kg.
Gia đình anh Nguyễn Phùng Hưng, 42 tuổi, ở khu phố Phước Hòa, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trồng bưởi da xanh trên 4 sào đất, mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng.
Vùng Nam bộ có diện tích trồng cây ăn trái chiếm gần 50% tổng diện tích cây trái của cả nước. Khu vực này có nhiều loại cây ăn quả đã có chỉ dẫn địa lý, tạo được thương hiệu và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng một số nhà vườn chạy theo lợi nhuận, tăng số lượng, buông dần chất lượng, khiến chất lượng một số loại cây ăn quả bị ảnh hưởng, giảm dần niềm tin và thương hiệu.
Bưởi da xanh được trồng tại Hoài Ân (Bình Định) khoảng 10 năm trở lại đây, song phần lớn trồng phân tán, quy mô nhỏ theo hộ gia đình, chưa có giá trị hàng hóa. Nhằm phát triển nông sản, tăng giá trị kinh tế, UBND huyện Hoài Ân phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lập hồ sơ, đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bưởi Hoài Ân”. Đây được xem là cơ hội để gia tăng giá trị cho loại cây trồng này.