Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Khảo sát nhu cầu đào tạo cán bộ người DTTS tại một số địa phương

Nguyệt Anh - 19:12, 26/09/2024

Để tham mưu cho Chính phủ giải pháp sửa đổi chính sách phù hợp, sớm ban hành Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt đi khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tại một số địa phương.

Học sinh Trường Nội trú THPT tỉnh Hà Giang trong giờ học. Ảnh Huy Toán
Học sinh Trường Nội trú THPT tỉnh Hà Giang trong giờ học. Ảnh Huy Toán

Ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1657/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Đề án đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS.

Để xây dựng Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành các đợt khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tại 8 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh...

Sáng 24/9, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) do bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Hà Giang.

Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, Hà Giang là tỉnh miền núi với gần 90% đồng bào DTTS, trình độ còn hạn chế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đến hết năm 2023, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (cán bộ) người DTTS trong các nhóm ngành, lĩnh vực Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng là 2.969 người. Từ năm 2019 - 2023 có 8.753 lượt cán bộ người DTTS trong các nhóm ngành trên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tỉnh luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách, dự án, đề án của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS; tỷ lệ cán bộ người DTTS tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, Hà Giang phát triển hệ thống trường chuyên biệt vùng DTTS nhằm tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao; triển khai chế độ cử tuyển, hỗ trợ người học, đầu tư các cơ sở đào tạo vùng DTTS.

Học sinh Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang trao đổi bài tập. Ảnh Huy Toán
Học sinh Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang trao đổi bài tập. Ảnh Huy Toán

Tại buổi làm việc, các đại biểu nêu thực trạng, khó khăn, kiến nghị trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS, trong đó một số cán bộ người DTTS cấp cơ sở năng lực hạn chế, hiệu quả công việc chưa cao; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hạn hẹp; đời sống cán bộ người DTTS còn nhiều khó khăn, thiếu chi phí đi lại, ăn ở, học tập; tỷ lệ cán bộ người DTTS là lãnh đạo, quản lý ở một số ngành, địa phương còn ít; chưa có chế độ ưu tiên đối với sinh viên cử tuyển khi tốt nghiệp ra trường, trở về địa phương công tác; nhiều rào cản, định kiến đối với cán bộ phụ nữ người DTTS; chế độ chính sách cho cán bộ người DTTS ở cơ sở thấp; bố trí việc làm sau đào tạo gặp khó khăn liên quan đến quy định về biên chế, vị trí việc làm, tuyển dụng.

Tỉnh Hà Giang sẽ phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái nguyên tại tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đề xuất không áp dụng chỉ tiêu tinh giản 10% biên chế đối với ngành Giáo dục, Y tế để bảo đảm số lượng cán bộ, giáo viên theo quy định; có cơ chế thông thoáng trong tuyển dụng, tiếp nhận sinh viên ra trường về công tác tại địa phương.

Tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy chia sẻ những khó khăn của tỉnh Hà Giang trong thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS; trên cơ sở thảo luận tại buổi làm việc và khảo sát thực tế, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của tỉnh, phân tích rõ thực trạng để đề xuất Chính phủ giải pháp sửa đổi chính sách phù hợp, sớm ban hành Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", tạo điều kiện cho các địa phương tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS.

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc tại tỉnh Nghệ An
Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc tại tỉnh Nghệ An

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có các đợt khảo sát tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh… Qua báo cáo của đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan và các trường đại học cho thấy, hầu hết các trường đại học trên địa bàn các tỉnh đều có sinh viên người DTTS theo học, trong đó có những sinh viên là người DTTS ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, chính sách cho các sinh viên người DTTS vẫn còn có nhiều hạn chế; các yêu cầu về chương trình đào tạo, điểm tuyển sinh, chuẩn đầu ra... còn có nhiều rào cản đối với sinh viên người DTTS. Đại diện của các trường đại học cũng đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS.

Nhiều ý kiến của đại biểu giảng viên, sinh viên của các trường đại học đã trao đổi, thảo luận về việc xây dựng chương trình đào tạo, chế độ hỗ trợ chi phí học tập, vấn đề bố trí việc làm sau tốt nghiệp, hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp. Đặc biệt, sinh viên người DTTS mong muốn được hưởng chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí như sinh viên sư phạm hiện nay đang được hưởng theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe các ý kiến của sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe các ý kiến của sinh viên người DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đối với 5 lĩnh vực Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp và Đào tạo giáo viên, ý kiến của các giảng viên và sinh viên người DTTS cũng kiến nghị một số cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc thù; hợp tác giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp về đào tạo và sử dụng lao động người DTTS...

Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án một cách tốt nhất và trình Chính phủ nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.
Tin nổi bật trang chủ
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại. Nhiều sản phẩm đã trở thành thế mạnh của địa phương được tiêu thụ ở các kênh phân phối và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đồng hành với nông dân trong xây dựng thương hiệu nông sản để quảng bá và vươn ra các thị trường lớn hơn.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - N.Triều - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

6 người uống rượu trái cây phải đi cấp cứu

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
6 người đàn ông uống rượu trái cây khi đi du lịch Ninh Thuận, trên đường trở về Tiền Giang phải vào viện cấp cứu.
Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Đến thăm những Thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp ở An Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ được thiên nhiên ban tặng, An Giang còn đặc biệt hấp dẫn bởi những ngôi thánh đường Hồi giáo tuyệt đẹp. Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, những ngôi thánh đường và tiểu thánh đường, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam ở An Giang từ lâu đời.
Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Quản Bạ (Hà Giang): Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa trong vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp địa phương có sự chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi của Việt Nam lọt top đặc sản ngon nhất thế giới

Văn hóa dân tộc - H. Phúc - 1 giờ trước
Rau muống xào tỏi của Việt Nam đứng vị trí 24/100 món từ rau ngon nhất thế giới do TasteAtlas công bố.
Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Nghị định 66/2025/NĐ-CP: Nhiều điểm đột phá về chính sách cho con em DTTS học tập

Giáo dục - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2025 "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách", thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, sẽ nâng cao mức hỗ trợ bán trú cho các học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh DTTS học tập.