Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết dân tộc

Hà Anh và nhóm PV - 08:31, 04/10/2024

Cho tới thời điểm này nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi trên phạm vi cả nước đã tiến hành tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh. Qua mỗi Đại hội đã diễn ra, dấu ấn để lại chính là bức tranh chung về sự đổi mới, phát triển mạnh mẽ của vùng DTTS. Cùng với đó là tinh thần đoàn kết các dân tộc và sự quyết tâm, đồng lòng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và các đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV tham quan gian trưng bày của thị xã Ngã Năm (tháng 8/2024)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và các đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV tham quan gian trưng bày của thị xã Ngã Năm (tháng 8/2024)

Những chuyển biến mạnh mẽ ở vùng DTTS và miền núi

5 năm đã qua, nếu lấy cột mốc từ Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 tới Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024, sẽ không khó để nhận thấy rằng, việc triển khai công tác dân tộc (CTDT), chính sách dân tộc (CSDT) trên địa bàn cả nước có rất nhiều chuyển biến đáng tự hào. Trong đó, phấn khởi nhất chính là sự đổi thay mạnh mẽ trong đời sống đồng bào các DTTS.

Ghi nhận tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, 5 năm trước, Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ III (năm 2019) đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS bình quân mỗi năm từ 2 - 3%; thu nhập bình quân đầu người hằng năm đạt từ 40 - 42 triệu đồng; duy trì tỷ lệ 95% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế và huy động 98% học sinh các cấp là con em đồng bào DTTS được đến trường...

Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV - năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào các DTTS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó tiếp tục củng cố niềm tin, lan tỏa điển hình. Theo kế hoạch Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh sẽ hoàn thành trong tháng 11 năm 2024.

Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh thực hiện các chương trình, CSDT... Trong đó, riêng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) với nguồn đầu tư lớn đã góp phần đưa vùng DTTS ở Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện. Cụ thể, giai đoạn 2022 - 2024, Chương trình MTQG 1719 đã bố trí nguồn vốn 624,314 tỷ đồng. Đây là nguồn lực lớn để vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Thừa Thiên Huế vươn lên mạnh mẽ.

Nhờ đó, kết thúc giai đoạn 2019 - 2024, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS bình quân mỗi năm giảm 7 - 9% (vượt mục tiêu đề ra là 2 - 3%/năm). Duy trì tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; tỷ lệ huy động học sinh các cấp học đến trường đạt 98%...

Tương tự, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang mới đây (ngày 9/9) cho thấy, sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III (năm 2019), CTDT, CSDT được cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện. Cơ quan CTDT ở địa phương từng bước được củng cố, kiện toàn. Đến nay, số xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa từ 134 xã năm 2019 lên 138 xã vào năm 2024, đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và nguồn điện khác đạt trên 99,9%…

Tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc
Tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

Theo đó, đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 56 triệu đồng/người/năm, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm bình quân 7,6%/năm; hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở, đạt hơn 120% kế hoạch cả giai đoạn 2021 - 2025, vượt mục tiêu Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III đã đề ra…

Qua đó, có thể thấy rằng, những chuyển biến, đổi thay từ hiệu quả CTDT, CSDT trong 5 năm qua là rất lớn và rõ nét.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (bìa phải) cùng Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung (bìa trái) trao đổi cùng các đại biểu bên lề Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ IV, năm 2024. Ảnh: Việt Lê
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (bìa phải) cùng Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung (bìa trái) trao đổi cùng các đại biểu bên lề Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ IV, năm 2024. Ảnh: Việt Lê

Thắt chặt tình đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp

Có thể khẳng định, mỗi Đại hội đại biểu các DTTS các cấp, tự thân đã là một sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc; là một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết gắn bó “keo sơn” giữa các dân tộc Việt Nam, luôn kề vai sát cánh bên nhau phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV ngày 18/8/2024, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã nhấn mạnh, qua 3 kỳ tổ chức Đại hội cấp tỉnh, cấp huyện, trên phạm vi cả nước, các cá nhân là Người có uy tín điển hình, các tập thể tiêu biểu đã được Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng Bằng khen, Giấy khen và Kỷ niệm chương vì sự phát triển các dân tộc Việt Nam… Đó là sự ghi nhận, tôn vinh và biểu dương xứng đáng đối với các tập thể, cá nhân có nhiều công lao đóng góp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Và tiếp đó, qua các Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV trên khắp cả nước đã diễn ra thành công thời gian qua, cùng với sự tôn vinh xứng đáng ấy, tất cả đại diện ưu tú của các dân tộc đều thể hiện một quyết tâm, đồng lòng cùng nhau đoàn kết dựng xây quê hương đất nước. Những bản Quyết tâm thư của các Đại hội DTTS cấp tỉnh giai đoạn 2024 - 2029 tiếp tục được thông qua với những mục tiêu cụ thể, ở tầm cao mới, phù hợp với tình hình mới bằng nội lực mới mạnh mẽ hơn…

Để rồi, sau từng Đại hội, mỗi đại biểu DTTS ưu tú sẽ là những tấm gương sáng để người dân, cộng đồng noi theo, là hạt nhân tích cực lan tỏa, truyền cảm hứng, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh hơn, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 02/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Phương Nghi - 5 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 5 giờ trước
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ông Tà Thía Ca là Người có uy tín thôn Rồ Ôn thuộc xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ông tận tâm chăm lo xây dựng bản làng vùng đồng bào Raglay ngày càng no ấm, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Mặc dù có tới 60% cơ sở giáo dục trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 3; tuy nhiên chỉ sau 2 tuần khi cơn bão đi qua, hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản ổn định trở lại. Đặc biệt, mới đây Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND "Về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, góp phần giảm bớt khó khăn cho các gia đình sau bão lũ, giúp các em học sinh yên tâm đến trường.
Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Lục Nam.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

Giáo dục - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là một trong các mô hình cốt lõi của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025. Tại huyện Kbang (Gia Lai), CLB đã trang bị cho học sinh DTTS nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích để các em tự tin nói lên tiếng nói của mình.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Vinh - 5 giờ trước
Ngày 06/10/1975, lực lượng Công an vũ trang tỉnh Rạch Giá, nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chính thức triển khai trong phạm vi toàn tỉnh. Từ đây, bắt đầu chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Và ngày 26/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã ra Quyết định số 4424/QĐ-BTL công nhận ngày 06/10/1975 là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang...
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 5 giờ trước
Tại Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được tổ chức ngày 1/10, VNPT mang tới những góc nhìn thực tiễn về loạt công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là những ứng dụng từ AI tạo sinh (Generative AI).
Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Vấn đề - Sự kiện - Thanh Hải - 5 giờ trước
Thiên tai vừa lắng xuống, những cuộc mở đường, tìm đất lập làng, dựng bản đã bắt đầu đầy rốt ráo, như chính niềm mong ngóng an cư, tái thiết cuộc sống của người dân. Lập làng, dựng bản dẫu khẩn trương, cấp bách nhưng không thể không kỹ lưỡng...
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 5 giờ trước
Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.