Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch xứ Nghệ: Thách thức trong bảo tồn (Bài 2)

Nguyễn Thanh - 15:47, 19/10/2023

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng cho sự phát triển. Đó chính là lí do quan trọng để các huyện miền Tây xứ Nghệ nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS. Dẫu vậy, thì việc bảo tồn đang gặp không ít khó khăn, thách thức.

Tái hiện lễ hội đón tiếng sấm của người Ơ Đu ở Tương Dương
Tái hiện lễ hội đón tiếng sấm của người Ơ Đu ở Tương Dương

Nguy cơ mai một

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, câu chuyện phai nhạt, biến mất các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ là điều rất khó tránh khỏi.

Một trong những yếu tố đầu tiên chính là thiếu nguồn lực hỗ trợ việc khôi phục và bảo tồn. Bà Cao Thị Hà Lê, Trưởng phòng Văn hóa huyện Quế Phong cho hay: Nhu cầu khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc DTTS rất lớn; tuy nhiên thiếu kinh phí để thực hiện nhất là kinh phí hỗ trợ mô hình, Câu lạc bộ. 

Cũng bởi thiếu kinh phí nên nguồn đối ứng thực hiện đề án phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc huyện Quế Phong, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 không thực hiện được. Hiện nay, việc thực hiện đề án này đang chủ yếu triển khai theo hướng lồng ghép vào các chương trình, cơ chế chính sách của tỉnh để thực hiện dẫn đến kết quả đạt được chưa cao.

Nguy cơ mai một giá trị văn hóa truyền thống các DTTS miền Tây Nghệ An còn đến từ chính nhận thức, suy nghĩ của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tại huyện Con Cuông, vẫn còn tình trạng, một số cấp uỷ, chính quyền các cấp chưa thực sự nhận thức đúng, đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó, văn hóa chưa được quan tâm, chú trọng đầu tư đúng mức để khai thác và phát huy có hiệu quả. 

Bên cạnh đó, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân, làm cản trở không nhỏ đến phát triển văn hóa và ý thức tự giác giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Thày mo thực hiện nghi thức cúng bên ngoài, nơi tượng trưng cho mó nước - nghi lễ của đồng bào Thổ ở Quỳ Hợp
Thày mo thực hiện nghi thức cúng bên ngoài, nơi tượng trưng cho mó nước - nghi lễ của đồng bào Thổ ở Quỳ Hợp

Ông Phan Anh Tài,Trưởng phòng văn hóa huyện Con Cuông trao đổi: Hiện nay, một số giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Thái có nguy cơ mất đi như tiếng nói, chữ viết. Các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, văn hóa tâm linh tín ngưỡng (Mo một, Mo môn, Khài...), các lễ hội Xăng Khan, mừng nhà mới, cầu mùa, cầu mưa... của người Thái chưa được sưu tầm, nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ. Ngoài ra, việc quy hoạch, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích danh lam thắng cảnh, đền chùa trên địa bàn huyện nhằm bảo tồn văn hoá vật thể và văn hoá tâm linh chưa được quan tâm đúng mức. Đó là những yếu tố đang làm cho văn hóa truyền thống đứng trước nguy cơ phai nhạt.

Phải thừa nhận một điều rằng, trong dòng chảy của đời sống hiện đại, sự tác động của cơ chế thị trường cũng đã ảnh hưởng nhiều đến việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Một thực tế đáng báo động hiện nay, theo báo cáo kết quả điều tra 53 DTTS năm 2019, một số dân tộc chỉ còn dưới 10 người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình; có những dân tộc chỉ còn 13% người dân biết múa điệu múa truyền thống; có dân tộc chỉ có hơn 30% dân số biết nói tiếng dân tộc mình.

Nhiều homestay ở miền Tây xứ Nghệ hoạt động chưa hiệu quả nên chưa níu giữ được khác. Trong ảnh: Các homestay là điểm dừng chân trong tuar du lịch cộng đồng ở bản Hoa Tiến
Nhiều homestay ở miền Tây xứ Nghệ hoạt động chưa hiệu quả nên chưa níu giữ được khách. Trong ảnh: Các homestay là điểm dừng chân trong tuar du lịch cộng đồng ở bản Hoa Tiến

Mặt khác, hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động du lịch từ truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS còn yếu, thiếu; nhân lực chưa tương xứng, sản phẩm du lịch còn khiêm tốn... Đó cũng là những “điểm trừ” khiến cho việc thu hút khách du lịch khó thực hiện, cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều nét văn hóa đặc sắc dân tộc chưa được bảo tồn, phát huy đúng cách.

Bên cạnh đó, ngoài phần lễ, cơ bản các phần hội hiện nay đều na ná giống nhau. Dẫu đã có những nét đặc trưng riêng của từng vùng đất, từng dân tộc... nhưng do khó phục dựng vì thiếu chi tiết, thiếu kinh phí, thiếu điều kiện... dẫn đến các lễ hội ngày càng khó hấp dẫn du khách; cũng là nguyên nhân làm cho đặc sắc văn hóa các DTTS đứng trước nguy cơ phai nhạt, khó bảo tồn.

Bảo tồn theo cách nào...

Rõ ràng, việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các DTTS là rất cấp thiết. Nhận thức được điều này, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền ở Nghệ An cũng như mỗi địa phương đã có nhiều chính sách, dự án nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc.

Tại huyện Quỳ Châu, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa trên địa bàn huyện Quỳ Châu những năm gần đây luôn được quan tâm. Toàn huyện đang duy trì và mở rộng các câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Thái ở 11 xã; tổ chức hội diễn văn nghệ các câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Thái cấp huyện 2 năm/lần; duy trì 1 lớp dạy làn điệu dân ca Thái với hơn 50 học viên tham gia qua các nghệ nhân truyền dạy… 

Các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái, trích đoạn Xăng Khan cũng đã được lãnh đạo địa phương đưa vào các cuộc họp liên quan để chỉ đạo tổ chức bảo tồn phát huy gắn vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại lễ hội Hang Bua, hội diễn văn nghệ các làng bản văn hóa; giao lưu biểu diễn hoạt động cồng chiêng, khắc luống, nhảy sạp, hát nhuôn, xuối...

Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn
Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn

Ông Lê Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu nói: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư nguồn lực cho các hoạt động văn hóa, thể thao dân gian, lễ hội truyền thống, bản sắc văn hóa của địa phương, dân tộc, như: các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, thể thao dân tộc, trò chơi truyền thống, lễ hội, sắc phục dân tộc…; chú trọng phát triển các loại hình câu lạc bộ, đặc biệt là câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Thái; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp và nâng tầm Bảo tàng các dân tộc huyện Quỳ Châu trở thành Bảo tàng các dân tộc miền Tây Nghệ An.

Còn tại huyện Tân Kỳ, huyện cũng đã có chủ trương tiếp tục quan tâm, đầu tư kinh phí để nâng tầm các di tích, điểm văn hóa, nét văn hóa gắn với các DTTS, như hang Mó ở xã Tiên Kỳ, thác Bồn ở xã Tân Hợp, lễ hội Bươn Xao gắn với làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm của người Thái ở xã Tiên Kỳ; làng nghề đan võng gai của đồng bào Thổ ở Long Thọ, xã Giai Xuân; lễ hội đình Làng Dụng gắn với các tín ngưỡng thờ các vị thần Cao Sơn, Cao Các; các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ (múa cồng chiêng, hát dạ ời, các làn điệu đu đu điềng, tập tình tập tang)...

Trưởng phòng văn hóa huyện Tân Kỳ Hoàng Xuân Hạnh tâm sự: Những năm gần đây, công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã được chú trọng triển khai và từng bước lan tỏa vào đời sống Nhân dân, tạo động lực tích cực trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện nhà. Đời sống văn hóa Nhân dân được nâng lên rõ rệt; Nhân dân đoàn kết, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế; các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan từng bước được đẩy lùi; các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đang được giữ gìn, bảo tồn và phát triển.

Những vũ điệu mang đậm tính truyền thống được thể hiện trong lễ hội đền Vạn - Cửa Rào
Những vũ điệu truyền thống được thể hiện trong lễ hội đền Vạn - Cửa Rào

Thực tế thì, mỗi địa phương đều có những cách bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc theo cách riêng. Tuy nhiên, điều thấy rõ nhất là, việc bảo tồn, phát huy đều trên cơ sở tôn trọng tính vốn có của văn hóa; bảo tồn gắn với nâng cao nhận thức, suy nghĩ của người dân; bảo tồn gắn với các hoạt động du lịch…

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS được quan tâm và đẩy mạnh. Một số nét văn hóa của dân tộc rất ít người đã được bảo tồn, gìn giữ như phục dựng lễ hội đón tiếng sấm đầu năm cho đồng bào dân tộc Ơ Đu; mở 1 lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Ơ Đu; tham gia giới thiệu văn hóa dân tộc Ơ Đu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; thành lập đoàn nghiên cứu khảo sát văn hóa dân tộc Ơ Đu ở Lào…

Từ năm 2015 đến nay, Sở đã tổ chức được 2 đợt kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và đã đánh giá, phân loại được 275 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS. Hiện, Sở Văn hóa thể thao đang trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 di sản chữ viết dân tộc Thái và lễ hội đón tiếng Sấm người Ơ Đu vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 Ngoài việc đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể; xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái vùng DTTS; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ, câu lạc bộ sinh hoạt truyền thống các dân tộc… thì chính sách dành cho nghệ nhân người DTTS cũng được chú trọng thực hiện để từ đó giá trị văn hóa truyền thống được lan tỏa và phát triển hơn.

Những kết quả ban đầu từ công tác bảo tồn, phục dựng, gìn giữ giá trị văn hóa các DTTS của các địa phương là rất đáng ghi nhận. Hi vọng, từ cơ chế, chính sách của Chương trình MTQG 1719 thực hiện cho dự án 6, tỉnh Nghệ An nói chung, các huyện miền Tây xứ Nghệ nói riêng, sẽ thêm động lực, hướng đi, cách thực hiện để việc bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa các DTTS đạt được nhiều kết quả hơn nữa. 

Đặc biệt, điều này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội để người dân, các địa phương phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ du lịch thông qua đặc sắc văn hóa của chính các DTTS bản địa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Tin nổi bật trang chủ
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 9 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 18:26, 18/05/2025
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.