Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bán hàng livestream: Giải pháp đột phá mở rộng đầu ra cho đặc sản vùng DTTS

Minh Nhật - 18:45, 01/10/2024

Thời điểm này, một số địa phương vùng DTTS đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livestream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Livestream bán hàng nông sản có thể thu được từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi phiên. Ảnh: intenest
Livestream bán hàng nông sản có thể thu được từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi phiên. Ảnh: Internet

Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, livestream đã trở thành một giải pháp đột phá và mở thêm cơ hội bán hàng OCOP sản phẩm đặc sản của địa phương cho nông dân

Đến nay, "Chợ phiên OCOP - Chiến dịch quảng bá nông đặc sản" đã trải dài xuyên suốt nhiều tỉnh, thành phố từ: Bắc kạn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)... đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tầm hơn nữa quy mô chương trình trong giai đoạn tới. Được biết, đây là hoạt động được TikTok phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.

Đã có hàng nghìn phiên LIVE gắn logo Chợ phiên OCOP được thực hiện xuyên suốt nhiều tháng qua. Ảnh intenest
Đã có hàng nghìn phiên LIVE gắn logo Chợ phiên OCOP được thực hiện xuyên suốt nhiều tháng qua. Ảnh: Internet

Xu hướng tất yếu

Livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, đặc biệt là trong ngành nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản. Câu chuyện thành công của những buổi livestream bán hàng với con số ấn tượng như 72 tấn cam ở Nghệ An, 50 tấn vải ở Bắc Giang hay 23 tấn bí xanh ở Bắc Kạn đã minh chứng cho hiệu quả của mô hình này. Không chỉ đơn thuần là kênh bán hàng, livestream còn mang đến cơ hội kết nối trực tiếp giữa người tiêu dùng và người sản xuất, giúp nông dân hiểu rõ hơn nhu cầu của thị trường và từ đó điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.

Sự phát triển mạnh mẽ của livestream bán hàng trong 3 năm trở lại đây đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho ngành Nông nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam, chỉ riêng Tiktok đã có 30 khóa đào tạo về chuyển đổi số, thu hút hàng nghìn học viên. Đã có hơn 200 nông dân mở gian hàng trên nền tảng này. Năm nay, Tiktok đã tổ chức hơn 20 phiên livestream tiêu thụ nông sản và tập huấn cho bà con. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người tham gia và mức độ tương tác trên các nền tảng livestream đã minh chứng cho sức hấp dẫn của mô hình này.

Xu hướng livestream bán hàng được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong khu vực trong 1-2 năm tới đây khi 93% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm - giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số. Đây là cơ hội lớn để tiêu thụ nông sản qua hình thức bán hàng livestream.

Với tiềm năng to lớn của livestream, các sàn thương mại điện tử đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để mở rộng thị trường và thu hút người tiêu dùng. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… đã tích cực đầu tư vào việc phát triển các tính năng livestream, hỗ trợ người bán hàng xây dựng nội dung hấp dẫn, kết nối với khách hàng hiệu quả.

Hơn nữa, các sàn thương mại điện tử còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và thanh toán, giúp người nông dân yên tâm hơn trong việc kinh doanh trực tuyến. Việc kết nối với hệ thống logistics chuyên nghiệp giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và an toàn.

Anh Bùi Văn Toản (Mộc Châu, Sơn La) trong phiên livestream bán mận tại vườn. Ảnh: intenest
Anh Bùi Văn Toản (Mộc Châu, Sơn La) trong phiên livestream bán mận tại vườn. Ảnh: Internet

Những người nông dân như chị Nguyễn Thị Mơ, anh Bùi Văn Toản huyện Mộc Châu (Sơn La) trong phiên livestream bán mận tại vườn, đã tận dụng sức mạnh của livestream để thu về hơn 100 triệu đồng, kết nối được nhiều khách hàng trên cả nước, mở ra một hướng đi mới cho việc kinh doanh nông sản. Sự thành công của chị Mơ đã truyền cảm hứng cho nhiều người nông dân khác, khơi dậy niềm tin vào sức mạnh của công nghệ số trong việc nâng cao thu nhập và mở rộng thị trường.

Địa phương nhập cuộc mạnh mẽ

Để thúc đẩy phong trào livestream bán hàng nông sản, các địa phương đang tích cực nhập cuộc với những chương trình hỗ trợ cụ thể. Sơn La đã tổ chức tập huấn kỹ năng livestream cho nông dân, giúp họ tiếp cận thị trường trực tuyến một cách hiệu quả. Quảng Ninh đã tổ chức phiên livestream bán vải chín sớm Phương Nam, kết hợp bán hàng trực tuyến và trực tiếp, thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng.

Việc Quảng Ninh chuẩn hóa dữ liệu vùng trồng vải chín sớm Phương Nam theo chuẩn OTAS, hướng đến xuất khẩu sản phẩm vào thị trường châu Âu là một minh chứng rõ nét cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Sơn La đã xác định nhãn, xoài, mận, thanh long, sơn tra là sản phẩm chủ lực, tiếp tục hỗ trợ nông dân livestream bán hàng hóa, góp phần đẩy mạnh thương hiệu nông sản địa phương.

Nông dân livestream bán vải tại Bắc Giang. Ảnh: intenest
Nông dân livestream bán vải tại Bắc Giang. Ảnh: Internet

Để livestream bán hàng đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ AI để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các công cụ AI có thể hỗ trợ sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu để lên kế hoạch bán hàng phù hợp, đồng thời tăng cường tương tác với khách hàng. Kịch bản livestream cần ngắn gọn, súc tích, thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp người bán hàng truyền tải thông điệp hiệu quả.

Ngoài việc tận dụng sức mạnh của công nghệ, doanh nghiệp cũng cần lưu ý các vấn đề pháp lý để đảm bảo hoạt động livestream bán hàng diễn ra minh bạch, an toàn và bền vững. Việc đảm bảo tính pháp lý của doanh nghiệp và sản phẩm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về thuế và giấy phép kinh doanh là những yếu tố quan trọng để tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Livestream bán hàng không chỉ là xu hướng hiện tại mà còn là tương lai của thị trường nông sản Việt. Để khai thác tối đa tiềm năng của hình thức bán hàng này, các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ nông dân tiếp cận công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ AI, tuân thủ pháp luật để phát triển hoạt động livestream bán hàng một cách bền vững.

Với sự kết hợp đồng lòng của các bên, livestream bán hàng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy ngành Nông nghiệp Việt Nam phát triển, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân, đồng thời đưa sản phẩm nông sản Việt vươn xa ra thị trường quốc tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Từng trải qua những năm tháng khó khăn, gian khổ trong xây dựng cuộc sống, ông Nông Văn Thuyên, sinh năm 1960, dân tộc Tày, ở thôn 10, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng không ngừng nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình và trở thành nông dân sản xuất giỏi.
Tin nổi bật trang chủ
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Kiệt quệ sau mỗi đám tang… (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Kim Thu - 1 giờ trước
Mèo Vạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Hà Giang, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Trong đời sống của đồng bào, bên cạnh nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, phát huy vẫn có không ít hủ tục vẫn ăn sâu, bám rễ. Cùng với đó là sự len lỏi của tà đạo từ những kẻ xấu lôi kéo bà con… khiến cho hành trình xóa bỏ hủ tục, vấn nạn này trong đồng bào thêm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị đã và đang từng ngày đem lại sự bình yên cho mỗi bản làng.
Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Hà Giang: Đồng bào các dân tộc “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

Công tác Dân tộc - Dương Ngọc Đức - 1 giờ trước
Để bài trừ những hủ tục không còn phù hợp với đời sống văn hóa mới, năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về thực hiện xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Chủ trương "đúng" và "trúng" đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, đồng thuận.
Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Kinh tế - Thảo Linh - 1 giờ trước
Từng trải qua những năm tháng khó khăn, gian khổ trong xây dựng cuộc sống, ông Nông Văn Thuyên, sinh năm 1960, dân tộc Tày, ở thôn 10, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng không ngừng nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình và trở thành nông dân sản xuất giỏi.
Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức 34 cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS, với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Hoạt động này đang góp phần giúp người dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; phòng ngừa, hạn chế thấp nhất việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.
Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Đắk Lắk: Công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS được chuẩn bị chu đáo

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 tổ chức Phiên họp lần 3 với các tiểu ban nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội. Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh chủ trì Phiên họp.
Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì, thông tin nhiều nội dung tại buổi gặp.
Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Bắt quả tang nhiều nhóm trộm cau ở Quảng Ngãi

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 15/10, Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian gần đây, lực lượng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ và xử lý nhiều nhóm hái trộm cau tươi trên địa bàn.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Tin tức - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử, với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương đã tổ chức ngày 15/10, tại Hà Nội, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về ứng dụng hợp đồng điện tử và tạo không gian trao đổi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai hợp đồng điện tử an toàn trên toàn quốc, trong giai đoạn 2024 - 2025.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024), chiều 15/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, nữ cán bộ cấp Vụ trưởng của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.
Hỗ trợ máy lọc nước cho người dân vùng lũ huyện Bảo Yên

Hỗ trợ máy lọc nước cho người dân vùng lũ huyện Bảo Yên

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Công ty Truyền thông và Giải trí HG Media tới thăm hỏi, động viên và trao tặng máy lọc nước cho các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ gây ra tại xã Việt Tiến, Xuân Hòa và Tân Dương của huyện Bảo Yên.