Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bài toán sắp xếp giáo viên ở Buôn Đôn vẫn chưa có lời giải

Lê Hường - 18:43, 27/09/2023

Những năm gần đây, tình trạng, thừa- thiếu giáo viên cục bộ, nhất là việc thừa giáo viên dạy Âm nhạc, thiếu giáo viên dạy Tiếng Anh..., vẫn tồn tại trong các trường học, khiến ngành Giáo dục huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk gặp khó khăn trong xử lý, bố trí giáo viên đứng lớp để đảm bảo yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai có 16 lớp mà 3 giáo viên môn Âm Nhạc
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai có 16 lớp mà 3 giáo viên môn Âm Nhạc

Trường gặp khó vì tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai có 430 học sinh, với 16 lớp, trong đó có 1 phân hiệu cách trường chính 3km. Theo quy định, chỉ cần 1 giáo viên Âm nhạc là đủ, nhưng trường học này có tới 3 giáo viên Âm nhạc. Vì vậy, nhà trường đã bố trí 1 người làm Tổng phụ trách Đội; 1 người được bố trí dạy 16 tiết chuyên môn Âm nhạc và 7 tiết dạy Đạo Đức, đọc Thư viện, Tự nhiên Xã hội; người còn lại được bố trí dạy các tiết như: Đạo Đức, đọc Thư viện, Tự nhiên Xã hội, hoạt động trải nghiệm…

Thừa giáo viên Âm nhạc nhiều năm, nhưng Trường lại thiếu giáo viên dạy Tiếng Anh để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bà H Tú Byă, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: năm học trước, trường có 17 lớp nên được giao 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 2 giáo viên tiếng Anh). Năm học 2023-2024, trường có 16 lớp nên phải giảm 1 giáo viên Tiếng Anh. Thực hiện công văn của huyện, vừa qua trường phải cắt hợp đồng giáo viên Tiếng Anh sau khi thi viên chức để chờ chủ trương hợp đồng lại.

Hiện trường đủ số lượng giáo viên, nhân viên, nhưng hiện nay thiếu 1 giáo viên Tiếng Anh dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên nhà trường đang gặp khó khăn cho việc sắp xếp môn học này.

Trường đã làm báo cáo gửi UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT đề nghị giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ để đảm bảo công tác dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, dù năm học mới đã triển khai hơn 1 tháng nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Truyền, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn xác nhận, việc thừa giáo viên Âm nhạc đã tồn tại nhiều năm nay ở Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Mới đây, Phòng Tài chính, Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT đã họp để giải quyết vấn đề này. Trong tuần này, sẽ chuyển 1 giáo viên Âm nhạc đi để hợp đồng giáo viên Tiếng Anh về cho trường.

Cũng về công tác điều động, luân chuyển giáo viên, Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Tân Hòa) cũng đã có báo cáo gửi UBND huyện Buôn Đôn, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, về việc không có giáo viên dạy môn Tiếng Anh năm học 2023-2024.

Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Tân Hòa) không có giáo viên môn Tiếng Anh
Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Tân Hòa) không có giáo viên môn Tiếng Anh

Trường Tiểu học Lê Lợi có 312 học sinh, trong đó, hơn 80% là học sinh DTTS. Toàn trường chỉ có 1 giáo viên Tiếng Anh. Tuy nhiên, ngày 14/8/2023, UBND huyện điều chuyển giáo viên này đến công tác tại Trường Tiểu học và THCS Ama Trang Lơng (xã Ea Bar), khiến nhà trường đối diện với không ít khó khăn.

Để giải quyết tạm thời, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi, đã thỏa thuận với một giáo viên trên địa bàn về dạy Tiếng Anh cho học sinh các khối của trường. Nhưng, hiện nhà trường cũng đang gặp khó khăn trong việc trả lương cho giáo viên bộ môn này, nên phải huy động xã hội hóa giáo dục. Ngoài ra, nhà trường mới chỉ bố trí, sắp xếp cho các em được học 2 tiết/tuần chưa đáp ứng đủ số giờ học theo quy định, mỗi tuần các khối lớp 3, 4, 5 phải học 4 tiết/tuần.

Sắp xếp vẫn không hết rối

Trước thực tế thừa- thiếu giáo viên cục bộ và công tác điều động, luân chuyển chưa đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn, ngày 8/9, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Buôn Đôn đã có văn bản báo cáo lên Ủy ban Nhân dân huyện về những khó khăn, vướng mắc về thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với ngành giáo dục và đào tạo huyện. 

Nội dung báo cáo cho biết, hiện ngành GD&ĐT huyện đang gặp khó khăn về bố trí đội ngũ đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy và học của các trường. Đặc biệt, việc giải quyết, chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu, bổ sung 5 giáo viên tiếng Anh cho 5 trường tiểu học để dạy môn bắt buộc theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn cho rằng, việc luân chuyển, điều động của Phòng Nội vụ đã giải quyết được tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số trường, nhưng chưa giải quyết được những tồn tại, khó khăn cơ bản, làm ảnh hưởng đến việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là nhiều trường không thực hiện được Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể, cấp tiểu học còn thiếu 3 biên chế giáo viên Tiếng Anh để dạy bộ môn bắt buộc theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng Phòng Nội vụ vẫn tham mưu cho chủ trương hợp đồng giáo viên tiểu học. Tình trạng thừa thiếu giáo viên ở một số trường tiểu học sau khi điều chuyển vẫn diễn ra.

Việc thừa thiếu giáo viên cục bộ ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học ở các trường
Việc thừa thiếu giáo viên cục bộ ảnh hưởng lớn đến công tác dạy và học ở các trường

Ngoài ra, việc Phòng Nội vụ trực tiếp xuống làm việc với các trường mà không phối hợp với Phòng GD&ĐT theo Quyết định 04/2022/QĐ-UBND ngày 12/4/2022 của UBND huyện quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Phòng GD&ĐT huyện, cũng gây nhiều băn khoăn.

Phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn kiến nghị UBND huyện tổ chức thực hiện quyết định 04/2022/QĐ-UBND ngày 12/4/2022. Cụ thể, chỉ đạo việc thực hiện nghiêm văn bản quy phạm pháp luật này để đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật trong việc thực hiện quy định của pháp luật khi thi hành công vụ của tổ chức, cá nhân liên quan.

 Đồng thời, chỉ đạo việc xem xét, rà soát lại nội dung văn bản quy phạm pháp luật này để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, nếu xét thấy không đúng theo những quy định tại Nghị định 127 ngày 21/9/2018 của Chính phủ, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục…

Liên quan đến công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ trong công tác điều chuyển cán bộ, giáo viên, ông Nguyễn Hữu Truyền, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Buôn Đôn cho biết: Trước đây, Phòng GD&ĐT có thẩm quyền bổ nhiệm, cách chức, kỷ luật, khen thưởng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 127 ngày 21/9/2019 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ..., thì thẩm quyền đó thuộc về Chủ tịch UBND huyện.

"Các trường học là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện chứ không trực thuộc Phòng GD&ĐT như trước đây. Phòng Nội vụ điều động con người là trên cơ sở tờ trình đề nghị của các trường, không cần qua Phòng GD&ĐT", ông Nguyễn Hữu Huyền cho biết. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.