Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bài 2: Bác sĩ nơi vùng cao Việt-Lào

PV - 10:48, 28/02/2018

“Con muốn trở thành bác sĩ, để đem lại sức khỏe, niềm vui và hy vọng cho mọi người. Con sẽ là người thầy thuốc của bản làng mình mẹ ạ!”. Cách đây gần 30 năm, khi tận mắt chứng kiến người cha thân yêu của mình sống trong đau đớn vì bệnh tật mà không có cách cứu chữa, cậu bé Hồ Văn Dức, dân tộc Pa Kô, xã A Túc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã nói với mẹ như vậy.

Tấm lòng của bác sĩ người Pa Kô

Niềm mơ ước đó đã trở thành sự thật. Giờ đây cậu bé dân tộc Pa Kô ngày nào đã trở thành bác sĩ; khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, 20 năm qua gắn bó với nghề y, anh dành hết trí lực, tình yêu và tâm huyết cuộc đời để tuyên truyền, vận động bà con đồng bào DTTS xóa bỏ những hủ tục mê tín, lạc hậu và khám chữa bệnh cho bà con dân bản vùng Lìa và người dân Lào sống dọc biên giới Việt-Lào.

Bác sĩ Dức luôn miệt mài với công việc. Bác sĩ Dức luôn miệt mài với công việc.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, Hồ Văn Dức một buổi giúp mẹ làm nương, bám rẫy, một buổi đến trường theo học con chữ, với ước mong thay đổi cuộc đời mình. Năm 2000, Dức theo học ngành bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Huế rồi về làm việc tại Phòng khám đa khoa khu vực Lìa, huyện Hướng Hóa. Bác sĩ Hồ Văn Dức hết lòng.

Bác sĩ Hồ Văn Dức thăm khám cho bệnh nhân ở Phòng khám đa khoa khu vực Lìa, huyện Hướng Hóa Bác sĩ Hồ Văn Dức thăm khám cho bệnh nhân ở Phòng khám đa khoa khu vực Lìa, huyện Hướng Hóa

Bác sĩ Hồ Văn Dức chia sẻ: “Vùng Lìa có 7 xã giáp biên giới nước Lào. Những năm trước đây, vùng Lìa vô cùng heo hút. Con đường 40km dọc bờ sông Sê Pôn không ai dám qua lại, ngoài những người Pa Kô, Vân Kiều sinh sống rải rác bên sông. Cũng chính vì địa lý xa xôi, cách trở nên nhận thức của người dân về các dịch vụ y tế còn hạn chế.

Đặc biệt, không ít người trong vùng sống với tư tưởng cổ hủ và mê tín, trong nhà có người đau ốm, bệnh tật, họ không đưa đến trạm y tế khám, cũng không bao giờ cho bác sĩ đến nhà để chữa bệnh. Họ chỉ tin vào thầy bói, thầy mo chữa bệnh. Do vậy, không ít lần nghe tin có người bị ốm nặng, bác sĩ Dức tìm đến tận nhà thăm người bệnh còn bị người nhà đuổi về.

Quyết tâm thay đổi nhận thức của người dân về việc chăm sóc sức khỏe, không quản ngại khó khăn, vất vả, bất kể ngày đêm, bác sĩ Hồ Văn Dức vẫn bền bỉ, kiên trì đến từng nhà, từng bản vận động, tuyên truyền hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh, động viên bà con đến khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế; thậm chí có những gia đình anh phải đi bộ hàng chục cây số mới đến được nhà.

Bác sĩ Dức đi bộ hàng chục cây số đến thăm khám cho bệnh nhân. Bác sĩ Dức đi bộ hàng chục cây số đến thăm khám cho bệnh nhân.

Không chỉ khám, chữa bệnh cho người dân, bác sĩ Hồ Văn Dức còn lo cơm ăn, chốn ở miễn phí cho hàng trăm lượt bệnh nhân nghèo ngay tại chính ngôi nhà của mình ở xã A Túc, huyện Hướng Hóa. Có những bệnh nhân sau khi xuất viện, vì cảm phục y đức của người bác sĩ tận tụy, hết lòng vì dân nghèo nên mỗi dịp Tết đến, Xuân về lại trèo đèo lội suối về thăm ân nhân của mình.

Với tấm lòng y đức, những kiến thức học được, cùng với kinh nghiệm từ thực tiễn hành nghề, bác sĩ Dức đã cứu chữa thành công nhiều ca bệnh khó, từ đó dần thay đổi suy nghĩ sự lo ngại “dám làm ngược lại thần linh” của đồng bào DTTS nơi đây, giúp họ tin vào y học, tin vào đội ngũ y bác sĩ.

“Vượt biên” cứu người

Vùng Lìa huyện Hướng Hóa nằm dọc biên giới hai nước Việt Nam-Lào, cách nhau bởi con sông Sê Pôn hiền hòa. Cho đến bây giờ, bác sĩ Dức vẫn còn nhớ một ngày đông lạnh giá, rét cắt da cắt thịt, bác sĩ nhận được tin báo của Thôn trưởng thôn Pariăng, xã Mường Noong (nước Lào) có một sản phụ trở dạ sắp sinh nhưng mất máu rất nhiều, đau bụng gần ba ngày nhưng chưa sinh được. Ngay lập tức, bác sĩ Dức liền sắp xếp dụng cụ, thuốc men cùng trưởng thôn vượt sông Sê Pôn để kịp thời cứu chữa cho sản phụ.

Sau khi thăm khám, nhận định đây là một ca sinh khó vì ngôi thai nằm ngược, sản phụ rất yếu vì mất máu quá nhiều, bác sĩ Dức đã động viên, thuyết phục người nhà nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào Phòng khám đa khoa khu vực Lìa , mới có đủ thiết bị y tế để cấp cứu. Trời mưa, quãng đường từ thôn Pariăng đến phòng khám dài hơn 10km đường rừng, không có phương tiện chuyên chở, không có dụng cụ chiếu sáng, bác sĩ Hồ Văn Dức đã cùng người nhà sản phụ dùng cáng gỗ thay nhau khiêng chạy đưa bệnh nhân đến Phòng khám, kịp thời cứu được sinh mạng của hai mẹ con sản phụ.

Tiếng lành đồn xa, bà con các xã dọc biên giới nước Lào rất tin tưởng vào thầy thuốc Dức nên thường tìm sang Phòng khám đa khoa vùng Lìa để khám và chữa bệnh. Ông Pả Vân, ở bản Pa Lo, xã Mường Noong (Lào)-một người quen “đặc biệt” của bác sĩ Dức, vì hầu như tháng nào gia đình ông cũng có người đau ốm phải sang đây chữa bệnh.

Ông Pả Vân chia sẻ: “Gia đình mình ai cũng tin tưởng và yêu mến bác sĩ Hồ Văn Dức, thế nên mỗi khi bị bệnh, mình đều tìm qua phòng khám này để chữa trị. Bác sĩ Dức không những chữa khỏi bệnh cho gia đình mình mà còn nấu cơm cho gia đình mình ăn nữa. Bác sĩ giúp nhiều như vậy nhưng không lấy tiền mà còn nói để tiền đó bồi dưỡng cho lại sức”.

Suốt nhiều năm công tác tại Phòng khám đa khoa khu vực Lìa, bác sĩ Hồ Văn Dức đã luôn tận tụy, hết mình với công việc để phục vụ người dân. Bác sĩ Dức thường bảo, đã theo nghề y phải hiểu đây là nghề rất vất vả, đặc biệt người thầy thuốc phải lấy y đức làm đầu.

HÀ TRANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.
Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Tuyên Quang bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm truyền dạy, phục dựng lễ hội, bảo tồn phát huy các di sản văn hóa các DTTS để thu hút du lịch.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Thời sự - PV - 23:10, 23/11/2024
Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Kinh tế - Vũ Mừng - 17:22, 23/11/2024
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - 17:00, 23/11/2024
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bằng nguồn vốn vận động, huy động, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, từ đầu năm đến nay, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 16:06, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:45, 23/11/2024
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

Tin tức - An Yên - 15:20, 23/11/2024
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.