Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bác Hồ trong trái tim đồng bào DTTS

Hồng Minh - Thúy Hồng - 10:02, 13/05/2020

Trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân Việt Nam lại cùng nhau nhớ về một ngày lễ đặc biệt - Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu của dân tộc. Dù Bác đã đi xa, nhưng những câu chuyện, hình ảnh của Bác vẫn nguyên vẹn trong trái tim của mỗi người con Việt Nam, đặc biệt với đồng bào DTTS.

Bà Bế Thanh Súy thường xuyên kể chuyện được gặp Bác Hồ cho con cháu bà nghe.
Bà Bế Thanh Súy thường xuyên kể chuyện được gặp Bác Hồ cho con cháu bà nghe.

61 năm về trước, vào ngày 7/5/1959, bà Bế Thanh Súy được gặp Bác Hồ lần đầu tiên. Khi đó bà mới 13 tuổi, học lớp 4 tại Trường vùng cao Khu tự trị Thái - Mèo Thuận Châu (Sơn La). Đã nhiều năm trôi qua kể từ lần đầu tiên ấy, trong trái tim bà vẫn vẹn nguyên ký ức về Bác.

Cầm trên tay bức ảnh được chụp cùng Bác Hồ tại huyện Thuận Châu khi trò chuyện cùng chúng tôi, bà Súy không giấu được sự xúc động, bùi ngùi kể lại: “Hôm đó chúng tôi đến lớp thì được cô giáo thông báo hôm nay các em không học mà đi tặng hoa cán bộ. Niềm vui bất ngờ với chúng tôi và tất cả mọi người trên sân vận động khi được biết cán bộ là Bác Hồ. Tôi là người may mắn được ôm bó hoa tặng Bác. Khi nhận bó hoa, Bác cúi xuống cầm tay tôi hỏi: Cháu dân tộc gì? Thưa Bác, cháu dân tộc Thái ạ! Cháu thích múa, hát không? Thưa Bác có ạ! Rồi Bác nói với các bạn nhỏ: “Tây Bắc được giải phóng rồi, các cháu, các bạn sẽ được học hành, được múa hát…”.

Được gặp và trò chuyện với Bác, được nghe những lời động viên của Bác, bà Súy quyết tâm đi theo con đường nghệ thuật. Cuối năm 1959, bà được tuyển chọn vào học khóa đầu tiên của Trường Múa Việt Nam. Trong thời gian học tại trường cũng là niềm vinh dự lớn lao khi bà lại được gặp Bác thêm hai lần nữa.

Trong lần thứ ba được gặp Bác Hồ, cũng là lần bà Súy cảm thấy vinh dự và xúc động nhất. Đó là vào năm 1962. Khi đó, bà cùng với Đoàn Thiếu nhi - đại diện cho thiếu nhi dân tộc miền núi đi tiếp Đoàn Thiếu niên Cuba.

Trong buổi gặp mặt, Bác lần lượt hỏi thăm từng bạn. Khi Bác đến gần, bà lấy hết can đảm: “Thưa Bác, Bác còn nhớ cháu không ạ?” Bác dừng lại một lát rồi nói: “Bác nhớ rồi, cháu tặng hoa Bác khi Bác lên Tây Bắc đúng không?”. Hai hàng nước mắt của tôi tuôn chảy. Bác nói: “Không khóc, không khóc, đấy là chuyện vui”. Rồi Bác dặn thêm: “Sau này ra trường phải về xây dựng quê hương, về dạy các bạn nhỏ những điệu múa đẹp”. Những lời dạy trìu mến, ân cần của Bác khiến bà Súy vô cùng xúc động và luôn khắc ghi trong lòng.

Sau khi tốt nghiệp Trường Múa Việt Nam, bà Súy trở về Tây Bắc làm giảng viên Trường Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc. Trong quá trình giảng dạy bà luôn cùng các đồng nghiệp đi tuyển chọn các em học sinh DTTS đến trường theo học biểu diễn nghệ thuật. Học sinh của bà sau này đã có nhiều người được phong là Nghệ sĩ Nhân dân. Suốt những năm tháng cuộc đời, đã có biết bao thay đổi, thăng trầm, nhưng những cử chỉ, lời nói, dặn dò của Bác luôn tiếp thêm nghị lực để bà vươn lên trong cuộc sống, luôn học tập và làm theo lời Bác dặn.

Còn đối với ông Hoàng Tiến Xiêm, thôn Tân Trúc, xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn (Lào Cai), dù đã 60 năm trôi qua nhưng hình ảnh Bác với bộ quần áo kaki bạc màu, chân đi đôi dép cao su chưa bao giờ phai mờ trong ký ức của ông khi được gặp Bác nhân dịp kỷ niệm 18 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9.

“Sáng 1/9/1963, tôi từ Lào Cai về Thủ đô để cùng đoàn đại biểu tham dự sự kiện quan trọng này. Khi tôi cùng với mọi người đang trong hội trường của Phủ Chủ tịch thì Bác Hồ đến. Bác cười tươi vẫy tay chào bà con. Tôi đứng gần cửa, mặc trang phục của đồng bào dân tộc Dao, nên vinh dự là người đầu tiên được Bác đến nắm tay và hỏi thăm. Bác hỏi: Cháu ở đâu? Dân tộc gì? Khi tôi trả lời Bác, cháu ở Văn Bàn, là người dân tộc Dao thì Bác bảo: “Cháu là cán bộ thì phải cày ruộng chỗ khó, chỗ lầy, còn chỗ gần cho phụ nữ, người yếu sức…”, ông Xiêm nhớ lại.

Buổi gặp mặt Bác Hồ hôm đó, ông Xiêm còn được Bác tặng tập thơ “Nhật ký trong tù” đã được phiên âm từ chữ Hán sang tiếng Việt. Tập thơ đó đã được ông Xiêm cất giữ cẩn thận và học thuộc. Ông nhận thấy sự tương đồng giữa chữ Hán trong thơ Bác và chữ viết trong sách cổ của người Dao, từ đó ông đã dành nhiều thời gian để học chữ Dao qua các bản dịch thơ của Bác. Tập thơ Bác tặng đã trở thành động lực cho ông Xiêm học hỏi, nghiên cứu và truyền dạy chữ Nôm Dao cho các thế hệ đời sau.

Không chỉ bà Súy, ông Xiêm mà còn rất nhiều đồng bào DTTS đã may mắn, vinh dự được gặp Bác Hồ. Những tình cảm mà đồng bào dành cho Bác Hồ không chỉ là lòng kính trọng, biết ơn, mà còn trở thành hành động để bà con nêu gương, phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.

Câu chuyện của đồng bào Pa Kô (Tà Ôi), Bru - Vân Kiều, Cơ-tu ở một số huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam… mang họ Hồ là một ví dụ điển hình về tình cảm của đồng bào DTTS đối với Bác. Toàn huyện A Lưới có gần 5 vạn dân, trong đó có tới 43,5% mang họ Hồ. Tại đây nhà nào cũng có ảnh Bác được đặt ở nơi trang trọng nhất. Nhiều người trong số họ đã thờ Bác Hồ bên cạnh ông bà, tổ tiên trong gia đình. Xúc động hơn nữa là tại nhiều bản làng vùng đồng bào DTTS, đồng bào đã dùng khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh” treo trước cổng nhà hay cổng làng, như một lời khắc ghi đồng bào luôn nhớ ơn vị Cha già của dân tộc.

Hơn nửa thế kỷ qua, cảm xúc khi được gặp Bác, tình cảm nồng hậu của Bác, những lời dạy của Bác mãi là ký ức tươi đẹp, là động lực để đồng bào DTTS phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước...

Câu chuyện của đồng bào Pa Kô (Tà Ôi), Bru - Vân Kiều, Cơ-tu ở một số huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam… mang họ Hồ là một ví dụ điển hình về tình cảm của đồng bào DTTS đối với Bác. Toàn huyện A Lưới có gần 5 vạn dân, trong đó có tới 43,5% mang họ Hồ. Tại đây nhà nào cũng có ảnh Bác được đặt ở nơi trang trọng nhất. Nhiều người trong số họ đã thờ Bác Hồ bên cạnh ông bà, tổ tiên trong gia đình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn tháng 10

Dấu ấn tháng 10

Trong những ngày tháng 10 và những tháng cuối năm với bộn bề công việc, trên cương vị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, mới đây ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã đến thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc. Tại buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, trong tham mưu, hoạch định chính sách phải dành sự quan tâm đặc biệt đến vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam, Trung Quốc

Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thuận Châu (Sơn La): Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc

Thuận Châu (Sơn La): Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, qua đó, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn, tạo sinh kế, giải quyết việc làm..., giúp đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Đắk Lắk: Trú mưa dưới gầm xe máy kéo, 2 người bị cán tử vong

Đắk Lắk: Trú mưa dưới gầm xe máy kéo, 2 người bị cán tử vong

Pháp luật - Hương Trà - 2 giờ trước
Khi đang làm rẫy bất ngờ trời đổ mưa lớn, 6 người dân ở Đắk Lắk chui xuống gầm máy kéo để trú mưa. Sau đó xe di chuyển, cán chết 2 người.
Đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản ở Nghệ An: Thêm cơ hội để phụ nữ bày tỏ ý kiến

Đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản ở Nghệ An: Thêm cơ hội để phụ nữ bày tỏ ý kiến

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Một trong những nội dung được thiết kế trong Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, là tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Đây chính là diễn đàn quan trọng để người phụ nữ vùng đồng bào DTTS được lên tiếng, được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bản thân về cuộc sống gia đình, xã hội…, qua đó, các cấp, các ngành có những giải pháp giúp đỡ, tổ chức hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.
Thừa Thiên - Huế: Giải quyết việc làm cho 11.556 người lao động

Thừa Thiên - Huế: Giải quyết việc làm cho 11.556 người lao động

Nghề nghiệp - Việc làm - Trang Diệp - 3 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, kịp thời chỉ đạo các phòng chuyên môn làm tốt công các tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến từng cán bộ, công chức và người lao động đổi mới tư duy, nhận thức của từng đảng viên, công chức và người lao động về chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng công nghệ số trong đời sống, sản xuất, thương mại và thực thi công vụ.
Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang

Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Việc phát huy, bảo tồn văn hóa của các dân tộc luôn được bình đẳng . “Lá phổi xanh” . Tài sản vô cùng quý giá Đông Nam Bộ. Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Toạ đàm Báo chí và ngày Pháp luật Việt Nam

Toạ đàm Báo chí và ngày Pháp luật Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Sáng ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm Báo chí và ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam) đến các bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 5 giờ trước
Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.
Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong phụ nữ Ba Na

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong phụ nữ Ba Na

Kinh tế - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Từ bao đời nay, cùng với cồng chiêng, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nhằm giữ gìn văn hóa, nghề truyền thống, mô hình Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã tập hợp chị em phụ nữ Ba Na cùng nhau đưa hương rượu cần “bay” xa.
Ninh Thuận quan tâm chăm lo đội ngũ Người có uy tín

Ninh Thuận quan tâm chăm lo đội ngũ Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Xác định đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín. Từ đó, tạo động lực, điều kiện để Người có uy tín phát huy tốt vai trò trên các lĩnh vực, chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Sức trẻ Rào Tre

Sức trẻ Rào Tre

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh Hải - 5 giờ trước
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất còn nhiều khó khăn, nhưng những thanh niên người Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hôm nay đang mang trong mình khát vọng và hoài bão lớn bằng nỗ lực không ngừng trên con đường lập thân lập nghiệp. Lý tưởng của lớp trẻ đã góp phần làm nên sức sống mới ở bản Rào Tre.