Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bác Ái (Ninh Thuận): Diễn đàn Lắng nghe ý kiến Nhân dân vùng DTTS và miền núi

Thái Sơn Ngọc - 08:21, 03/12/2024

Ngày 2/12, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân qua 3 năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Toàn cảnh Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Toàn cảnh Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Đến dự có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận Pi Năng Thị Thủy; Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái - Cấn Thị Hà cùng lãnh đạo các sở ngành cấp tỉnh và 80 đại biểu là Người có uy tín, cán bộ Mặt trận thôn và Nhân dân các xã vùng Dự án.

Theo báo cáo, huyện Bác Ái hiện có 8.407 hộ với 34.998 khẩu, sinh sống tập trung tại 38 thôn thuộc địa bàn 9 xã. Trong đó đồng bào DTTS có 6.885 hộ với 30.237 khẩu, chiếm 81,89% dân số, chủ yếu là đồng bào Raglay. Trong 3 năm qua (từ 2022-2024), huyện Bác Ái được cấp trên phân bổ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 là 333.851 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư là 185.325 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 148.526 triệu đồng. Nguồn lực đầu tư của Chương trình được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng nâng cao đời sống người nghèo vùng đồng bào DTTS, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Huyện Bác Ái phấn đấu hoàn thành giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 vào tháng 1/2025.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình phát biểu tại diễn đàn.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình phát biểu tại Diễn đàn.

Tính đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,7 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo 7,71%/năm, số hộ nghèo hiện còn 20,74%; 100% xã, thôn có đường giao thông được cứng hóa, đạt tiêu chí nông thôn mới; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; Giải quyết việc làm trên 1.988 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động; Có 30 lao động tham gia xuất khẩu lao động; bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được bảo tồn, phát huy; 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% số thôn có đội văn nghệ; Số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,7%; số người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94,9%...

Cán bộ và Nhân dân tham dự Diễn đàn bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước đã ban hành chủ trương thực hiện Chương trình MTQG 1719, đầu tư đúng người, đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn, phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế địa phương, tạo động lực nâng cao thu nhập cho đồng bào Raglay.

Các đại biểu kiến nghị cấp trên và chính quyền địa phương cần xem xét giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS nghèo theo Chương trình MTQG 1719. Mời gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại huyện Bác Ái, tạo việc làm cho lao động địa phương; Mở rộng hệ thống nước sinh hoạt tập trung cung cấp cho vùng đồng bào DTTS xã vùng cao Phước Bình; Sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình MTQG, tạo việc làm, nậng cao thu nhập cho người dân. Cần nâng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề, vì vốn hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi nghề. Tiếp tục quan tâm, chăm lo đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS nghèo gắn với tạo việc làm ổn định, bảo đảm thu nhập, nâng cao đời sống. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng lãi suất ưu đãi, giúp bà con làm ăn vươn lên thoát nghèo bền vững…

Người có uy tín Chamalea Thị Quỳnh ở thôn Suối Đá, xã Phước Tiến, phát biểu tại Diễn đàn về tạo việc làm cho đồng bào DTTS nghèo.
Người có uy tín Chamalea Thị Quỳnh ở thôn Suối Đá, xã Phước Tiến, phát biểu tại Diễn đàn về tạo việc làm cho đồng bào DTTS nghèo.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái Cấn Thị Hà tiếp thu và giải thích ý kiến đóng góp của Người uy tín, cán bộ Mặt trận thôn và đồng bào DTTS nghèo hưởng lợi Chương trình MTTQ 1719. Chương trình MTQG với 10 dự án thành phần đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, tạo sinh kế giúp đồng bào DTTS nghèo có kiều kiện lao động sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình ghi nhận và biểu dương huyện Bác Ái nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện. Người có uy tín, cán bộ Mặt trận, Nhân dân tiếp thu nội dung Diễn đàn, trở về thôn bản truyền đạt lại cho bà con phát huy nguồn lực của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân vùng DTTS và miền núi.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân vùng DTTS và miền núi.

Phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể theo hướng gần dân; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia, hưởng ứng Chương trình MTQG 1719. Lãnh đạo các sở, ngành nâng cao vai trò trách nhiệm, tăng cường phối hợp huyện Bác Ái thực hiện hiệu quả 10 dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719. Bảo đảm công khai minh bạch, phát huy dân chủ, bảo đảm vì lợi ích Nhân dân; dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo hướng ổn định, bền vững. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao thu nhập cho người nghèo vùng đồng bào DTTS. Tạo chiến dịch tuyên truyền, vận động, thuyết phục lực lượng lao động trẻ tham gia học nghề vào làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp. Nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững tạo động lực tăng thu nhập, nâng cao đời sống đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn huyện Bác Ái. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 6 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 6 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.