Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ăn trái cọ om, nhớ năm tháng tuổi thơ

PV - 16:06, 05/01/2022

Mỗi khi tới mùa đông giá lạnh, bắt gặp trong phiên chợ vùng cao thúng cọ om là tôi phải mua ăn. Ăn mà trong lòng cứ bồi hồi nhớ những kỷ niệm êm đẹp của năm tháng tuổi thơ nơi miền trung du. Mỗi khi tới mùa đông giá lạnh, bắt gặp trong phiên chợ vùng cao thúng cọ om là tôi phải mua ăn. Ăn mà trong lòng cứ bồi hồi nhớ những kỷ niệm êm đẹp của năm tháng tuổi thơ nơi miền trung du.

Đặc sản trái cọ om bùi bùi béo ngậy
Đặc sản trái cọ om bùi bùi béo ngậy

Cây cọ từ lâu đã là một loại cây gần gũi với người dân Việt ta. Gần gũi từ trong đời sống hằng ngày cho tới trong văn thơ, ca hát.

"Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca"… (Tố Hữu)

"Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi"… (Đi học - Bùi Đình Thảo)

Nhưng không phải ai trong chúng ta biết được rằng trái cọ om còn là một món ăn vặt đặc sản gắn bó với tuổi thơ của nhiều người, nhất là đồng báo ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc như Phú Thọ, Yên Bái…

Nhiều năm trước, cây cọ bị tận thu để làm nhà, phục vụ đời sống của bà con, nên trái cọ trở nên khan hiếm. Vài năm trở lại đây do nhà cửa phần lớn được chuyển sang làm bằng bêtông, gạch ngói, nên trái cọ đã bắt đầu phổ biến trở lại, xuất hiện nhiều ở các phiên chợ vùng cao.

Những ai đã từng gắn bó tuổi thơ của mình với trái cọ om, đã từng yêu thích món ăn này hẳn sẽ mừng húm khi sáng sớm mùa đông se lạnh, giữa phiên chợ trung du, bỗng nhìn thấy một thúng, một gánh cọ om bốc hơi hôi hổi của các bà, các chị.

Kiểu gì cũng phải chen chân vào mua để ăn cho thỏa cơn thèm và dành mời bè bạn.

Cọ om
Cọ om

Những thúng cọ om bốc hơi nghi ngút bao giờ cũng là món quà vặt đắt hàng nhất trong buổi sáng chợ phiên vùng trung du. Những thúng cọ ngon thì còn nhanh hết hàng nữa vì món này ngon nhất vẫn là ăn lúc còn nóng, để nguội là kém ngon mất 6, 7 phần

Cây cọ gai ra hoa vào mùa xuân. Đến mùa đông là quả cọ bắt đầu chín. Khi vỏ quả cọ dần chuyển sang màu xanh tím là có thể hái về om được.

Ấy thế nhưng không phải quả cọ nào cũng có thể hái về om và ăn được mà phải là loại cọ mỡ, dày thịt. Cầm quả cọ còn sống tách đôi mà thấy lớp thịt bên trong đã chuyển sang màu vàng mỡ màng như mỡ gà, nhấm vào đầu lưỡi thấy miếng thịt cọ đã có vị bùi bùi, beo béo thì mới đích thị là cọ ngon.

Cọ om để ăn cũng phải là cọ vừa chín tới, không non mà cũng không già quá. Nếu non thì ăn chát, mà già quá thịt sẽ bị xơ và nhạt.

Om cọ là công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần phải tỉ mỉ và kiên trì mới có được mẻ cọ chín thơm ngon. Đầu tiên, sau khi hái cọ về, phải rửa cho sạch bụi đất bám vào khi cọ bị rơi xuống đất.

Một số người không thích ăn vỏ cọ thì cho quả cọ vào thúng, vào rổ cùng với một vài mảnh bát, mảnh chén sành vỡ xóc đều cho sạch vỏ, chỉ còn lại lớp thịt vàng và hạt cọ bên trong rồi om. Nhưng làm cách này cọ sẽ bị nhạt đi một phần do toàn bộ phần thịt phải tiếp xúc trực tiếp với nước sôi, nên cũng ít người chọn.

Chuẩn bị cọ xong xuôi thì đun nước om cọ. Nước om cọ chỉ cần sôi tầm 80-90 độ C là được. Nếu sôi hơn thì quả cọ sẽ bị nát bét, khó mà ăn được nữa. Đun nước phải chú ý canh chừng thấy nồi nước bắt đầu nổi lăm tăm nhỏ thì bỏ quả cọ vào. Rồi đun sôi lại trong vòng 2-3 phút là có thể đổ ra ăn.

Những chùm cọ trĩu quả rất bắt mắt
Những chùm cọ trĩu quả rất bắt mắt

Ăn cọ om đơn giản lắm, chỉ cần dùng tay nhè nhẹ tách đôi phần thịt ở ngoài ra khỏi hạt cọ, rồi nhanh mắt quan sát xem quả cọ có bị sâu không rồi ăn. Nếu thấy miếng thịt cọ vàng ruộm một màu, mượt mà như nhung thì là cọ ngon; còn miếng thịt cọ có những đường chân chim màu nâu, màu đỏ là bị sâu, phải bỏ, không ăn được.

Nhanh mắt quan sát rồi nhanh tay đưa vào miệng ăn ngay khi cọ hãy còn nóng hổi để cảm nhận được hết cái béo bùi của miếng cọ mềm tan trong miệng mình.

Quả cọ om là một món ăn hơi… kỳ cục, vì nó không mặn, không cay, không chua mà cũng chẳng ngọt như những loại quả thông thường. Trái cọ om chỉ có vị béo béo, bùi bùi, ngầy ngậy của lớp thịt vàng xộm, mềm mượt như nhung khi nhai trong miệng, xen lẫn vị chan chát của lớp vỏ áo mỏng bên ngoài.

Thêm vào đó là cái hương ngai ngái, thơm thơm mà nồng nồng thoảng qua rất nhanh. Ấy thế mà ai đã lỡ ăn, đã lỡ thích thì ghiền cái hương vị ấy lắm! Dân vùng trung du, Phú Thọ, Yên Bái… ghiền món này đã đành, nhiều người khách phương xa ăn thử, rồi thích, rồi cũng nhớ nhung hoài không thôi.

Mà kỳ lạ, khách phương xa sau khi thử ăn cọ om sẽ chia thành... hai thái cực rất rõ ràng, một là thấy chẳng có gì ngon, rồi không bao giờ ăn nữa; hoặc là sẽ thích tới ghiền luôn. Tôi có mấy người chị, người dì về làm dâu Phú Thọ, ăn cọ om rồi xong còn ham hơn cả dân Phú Thọ chính gốc. Cứ tới mùa lại phải nhờ người kiếm cho để ăn cho bớt thèm.

Là những 8x thế hệ đời đầu, lớn lên khi quê hương còn nhiều vất vả, tôi còn nhớ như in những ngày còn học trung học ở quê, vào mùa cọ chín, cứ mỗi khi được tan học sớm chúng tôi lại kéo nhau vào nhà một người bạn ở vùng đồi, hì hụi cùng nhau chòi cọ rồi om, rồi ăn.

Đồi cọ quê hương
Đồi cọ quê hương

Những trái cọ ngày ấy mới ngon, mới quý giá làm sao. Nó làm ấm lòng chúng tôi sau những buổi học chiều bụng đói…

Bởi vậy giờ đây, mỗi khi tới mùa đông giá lạnh, bắt gặp ở đâu đó trong phiên chợ vùng cao thúng cọ om mang bán là lại phải mua ăn. Ăn mà trong lòng bồi hồi quá những kỷ niệm êm đẹp của năm tháng tuổi thơ và lòng cứ êm đềm với tình yêu thương quê hương, xứ sở.

Quả cọ mà người dân vùng miền núi, trung du phía Bắc dùng ăn thuộc giống cây cọ gai - một loài cây gỗ thường xanh, thân cột, sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở vùng đồi núi trung du. Thân cao khoảng 10-15m, thậm chí có cây cao tới hơn 20m nếu gặp điều kiện phát triển thuận lợi.

Cọ gai phân bố rộng khắp từ Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội tới Ninh Bình, Thanh Hóa... nhưng chủ yếu chỉ có người dân vùng trung du miền núi phía Bắc, nhất là các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái mới dùng quả cọ gai để ăn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Món ngon của rừng được lan tỏa từ buôn B'Kẻh

Món ngon của rừng được lan tỏa từ buôn B'Kẻh

Nếu như trước đây, những món ngon “của rừng” như rau nhíp, đọt mây, lá sắn, măng tre lồ ô, cà đắng… chỉ bó hẹp trong các buôn làng Tây Nguyên, thì nay, những món đậm chất núi rừng ở vùng Nam Tây Nguyên này đã được chị Ka Oanh (sinh năm 1985, dân tộc Mạ, ở Tổ dân phố 1, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) giới thiệu trên TikTok và các nền tảng mạng xã hội, thu hút hàng triệu người theo dõi và đặt mua nông sản.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 11 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 11 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 11 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 11 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 12 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.