Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ấm no một dải biên cương

Thảo Hải - 10:19, 07/02/2022

Biên cương mùa này như một bức tranh với những gam màu tươi mới. Lẫn trong màu hồng của cánh đào, vàng của dã quỳ và lộc non biếc xanh của cây rừng, quyện trong nắng gió miền biên ải. Bức tranh Xuân ấy dường như bừng sáng hơn bởi vùng đất biên ải Việt - Lào một thời gian khó nay đã nhộn nhịp những khu biên mậu, những cửa khẩu sầm uất… Phía sau sự nhộn nhịp ấy, là những bản làng ấm no và một vùng biên viễn bình yên.

Khu kinh tế của khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình
Khu kinh tế của khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình

Biên giới Việt - Lào trải dài những hơn 2.300km và đi qua 10 tỉnh; từ Tây Bắc là Điện Biên, đi qua các tỉnh Bắc Trung Bộ, kéo xuống tận Tây Nguyên là Kon Tum xa xôi. Tôi đã đi qua phân nửa các tỉnh Việt Nam có chung đường biên giới với nước bạn Lào và luôn ngỡ ngàng với sự chuyển động nhộn nhịp không ngừng của những vùng đất giáp biên ấy.

Điểm sáng đầu tiên là giao thông đã thông suốt, hiện đại và đáp ứng tốt hơn như cầu giao thương, đi lại giữa Nhân dân hai nước. Con đường dẫn đến các cửa khẩu Việt - Lào đều là những quốc lộ chiến lược quan trọng như Quốc lộ 279 (Điện Biên), Quốc lộ 217 (Thanh Hóa), Quốc lộ 8 (Hà Tĩnh), Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Những Tây Trang, Na Mèo hay Lao Bảo, Cha Lo rồi Bờ Y… mới chỉ được nhắc đến thôi đã khiến người nghe nghĩ ngay đến kim ngạch tăng trưởng ấn tượng, những khu biên mậu nhộn nhịp, sầm uất nơi vùng đất phên giậu.

Đến nay, Việt - Lào có tổng cộng 36 chợ biên giới, 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu quốc gia, 18 lối mở biên giới và 8 khu kinh tế đặc thù. Sắp tới, khi cửa khẩu quốc tế Đắc-ta-oọc (Lào) - Nam Giang (Quảng Nam) được mở, thêm thuận lợi cho nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên.

Đồng bào DTTS vùng biên xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đổi đời nhờ mô hình cây chanh leo
Đồng bào DTTS vùng biên xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đổi đời nhờ mô hình cây chanh leo

Trong số những cửa khẩu thông thương với Lào, Cha Lo (Quảng Bình), đang dẫn đầu về giá trị kim ngạch. Bằng chứng là, cho dù dịch bệnh hoành hành, nhưng Cha Lo vẫn sôi động, bởi hàng trăm chiếc xe ô tô chở hàng hóa các loại, nối đuôi nhau thành hàng dài từ khu vực biên giới Việt - Lào qua trung tâm kiểm soát nhập cảnh. Ông Đậu Trọng Cảnh, Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình - Trưởng Văn phòng khu kinh tế CKQT Cha Lo hồ hởi: Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu trung bình ở cửa khẩu Cha Lo là 2 tỷ USD mỗi năm, hiện đang cao nhất trong số các cửa khẩu thông thương với Lào.

Còn ở khu vực cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), có những thời điểm xe container chờ thông quan nối dài, tắc nghẽn hàng cây số. Dịch bệnh đã khiến khu biên mậu vùng giáp biên bớt sầm uất, nhưng với lượng xe cộ nhộn nhịp qua lại, cửa khẩu nơi cuối đường 9 vẫn là một trong những khu biên mậu sầm uất bậc nhất vùng Bắc Trung Bộ. Trước đó, khi lên và cả khi rời cửa khẩu xuôi xuống, xe chúng tôi đã phải rất vất vả đế tránh những chiếc container hối hả ngược xuôi. Hàng hóa qua Lao Bảo đổ về cảng Hòn La (Quảng Bình) hay Vũng Áng (Hà Tĩnh) rồi theo tàu ra Hải Phòng hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

Rõ ràng, lợi thế địa lý cùng chủ trương hợp tác toàn diện giữa Chính phủ hai nước đã là điều kiện không thể tốt hơn cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Lào và Việt Nam. Thật vui khi tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 4,8 tỷ USD. Kim ngạch thương mại cơ bản có sự tăng trưởng, đến nay đã đạt trên 1 tỷ USD và đã có những bước phát triển tích cực. 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 670 triệu USD, tăng hơn 36,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Lấp loáng sau ánh hào quang của những khu biên mậu nhộn nhịp, những cửa khẩu sầm uất là những “đô thị vàng”; những mô hình kinh tế với đồi sắn, nương chè và cả những nhà máy, công xưởng rộn rã ngày đêm. Nhưng, ấn tượng với chúng tôi hơn cả là những bản làng ấm no trên vùng biên viễn bình yên.

Trong rất nhiều đô thị vùng biên viễn Việt - Lào, thì Lao Bảo xứng đáng ở cương vị thứ nhất với tên gọi “đô thị vàng trên đồi Lao Bảo”. Thị trấn vùng biên của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) này, có tốc độ phát triển rất kinh ngạc, khi tỷ lệ hộ nghèo nơi đây chỉ còn khoảng hơn 5%. Cơ sở hạ tầng toàn thị trấn được đầu tư đồng bộ, sạch đẹp, khang trang bên cạnh khu biên mậu nhộn nhịp, khu thuế quan sầm uất.

Tôi cũng đã đọc được ở đâu đó những con số biết nói về sự đổi thay của vùng biên xứ Nghệ. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực miền Tây đạt khoảng 8,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,5 triệu đồng/người/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, với mức bình quân 11%/năm. 64/203 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 5 xã thuộc huyện nghèo 30a và xã biên giới…

Trong niềm vui chung ấy, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) Nguyễn Hữu Minh khoe: Nhờ có đường giao thông thuận lợi, có chính sách hỗ trợ của Nhà nước… người dân tại các bản làng đã có nhiều cơ hội để đột phá. Minh chứng rõ nét nhất đối với huyện Kỳ Sơn đã có nhiều tỷ phú người Mông với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Còn tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện mỗi năm giảm 4 - 5% và hiện chỉ còn hơn 59%... Bản làng no ấm hơn bởi những rẫy chanh leo, nương gừng, nương chè Shan tuyết, những trang trại trâu, bò… của đồng bào Mông, Thái, Khơ Mú…

Nhớ lại những ngày giữa năm 2021 ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế), khi chúng tôi được trải nghiệm ngay chính trên những bản làng của đồng bào Pa Cô, Bru Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu… Trên đỉnh Trường Sơn, những “đồng bào mang họ Bác Hồ” đang tập trung phát triển kinh tế, hình thành các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như chuối già lùn, gạo Ra dư, nếp than, vải zèng, thịt bò vàng… Cùng với các điểm du lịch và làng văn hóa du lịch, thì việc phát triển kinh tế từ trồng rừng, chăn nuôi theo thế mạnh vùng đất đang khiến cho A Lưới ngày một khởi sắc thêm.

Những vùng đất tôi đã đi qua, những khu dân cư vùng biên ải tôi đã đến, lắng nghe, cảm nhận và chợt thấy rằng, sự đổi thay của ngày hôm nay, không chỉ bắt nguồn từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, mà còn bằng bàn tay lao động cần mẫn của những nông dân dưới tán rừng già.

Xuân đang về trên mỗi bản làng, sắc Xuân cũng trở nên ấm áp hơn khi bên trong những mái nhà sàn của người Mông, người Thái, người Pa Cô… nơi miền biễn viễn Việt - Lào là cuộc sống no đủ đang hiện hữu từng ngày. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.