Phóng sự -
Thanh Hải -
18:11, 04/09/2023 Phải mất hơn 400km đèo dốc quanh co, chúng tôi mới đặt chân tới Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần (Hà Giang). Điều đọng lại sau chuyến ngược ngàn lên mảnh đất địa đầu Tổ quốc không phải là cung đường khó nhọc, là những thửa ruộng bậc thang, những rẫy ngô mướt xanh, mà là những gương mặt thuần hậu, chất phác của những người đồng bào Mông ở vùng đất biên viễn này.
Chợ phiên Xín Mần còn có tên là chợ Cốc Pài, nằm ở trung tâm huyện Xín Mần. Để đến được với chợ phiên Xín Mần thực sự là một hành trình trải nghiệm đầy thử thách với những cung đường khúc khuỷu, một bên là núi đá tai mèo dựng đứng, một bên là vực thẳm sâu hun hút...
Là nơi cư trú của nhiều dân tộc, giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống để những giá trị văn hóa được lưu truyền, năm 2016, xã Bản Ngò ( huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) cùng với các địa phương khác đã đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống dân tộc vào giảng dạy cho em học sinh Trường PTDTBT Tiểu học và THCS. Từ những tiết học đầy bổ ích này, những điệu múa truyền thống được học sinh biểu diễn thành thục; kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng sử với thầy cô, bè bạn và khách đến thăm được các em tiếp thu và áp dụng hàng ngày.
Với đặc thù là địa bàn vùng cao, biên giới, khí hậu khắc nghiệt, địa hình chia cắt, nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, song với quyết tâm cao độ, Công an huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đang ngày đêm nỗ lực, khắc phục khó khăn, chia thành các tổ lưu động đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân (CCCD) cho người dân.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Xín Mần (Hà Giang), tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi diễn biến khá phức tạp. Dưới vỏ bọc là kinh doanh dịch vụ cầm đồ, nhiều cơ sở đã tổ chức cá độ bóng đá, ghi lô đề, cho vay nặng lãi và siết nợ với nhiều hình thức gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, nhiều người bị rơi vào vòng xoáy của tín dụng đen, vay nợ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, đẩy nhiều gia đình vào cảnh khốn đốn.
Đứng chân trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Đồn Biên phòng (BP) Xín Mần quản lý địa bàn 4 xã biên giới. Những năm qua, đơn vị đã thực hiện tốt công tác dân vận trong phát triển kinh tế với các mô hình cây con phù hợp. Nhờ đó, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn 4 xã biên giới được nâng lên đáng kể.
Với đồng bào dân tộc La Chí tại bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang thì Tết Khu cù tê có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của đồng bào. Bởi, nói đến người La Chí người ta sẽ nghĩ ngay đến Tết Khu cù tê và ngược lại. Năm 2014 Tết Khu cù tê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.