Kinh tế -
Lê Hường -
09:25, 23/10/2021 Qua thời gian chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm mang lại thu nhập cao, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất sản xuất cà phê, tiêu không hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.
Trồng dâu nuôi tằm đang là nghề mang lại thu nhập đáng kể cho người dân xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng nói chung và đồng bào DTTS nói riêng. Nhiều hộ đồng bào xưa quen lam lũ với núi rừng, nay lại cần mẫn trong công việc với nghề “ăn cơm đứng”.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
15:27, 08/06/2021 Trồng dâu nuôi tằm là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công ở các xã vùng cao biên giới huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Nhiều hộ gia đình ở các xã Cô Ba, Hồng Trị, Bảo Toàn (Bảo Lạc) đã có thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng nhờ trồng dâu nuôi tằm. Hiệu quả từ cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công đã làm cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc địa phương đổi thay từng ngày.
Chiều cuối thu, ngồi lai rai cùng mấy ông bạn già hàng xóm với đĩa mồi nhộng tằm xào hành mỡ mà vợ mới mua ở siêu thị khi sáng, chợt bao nhiêu ký ức ùa về: “Giá như bây giờ nghề nuôi tằm ở Tân An sống lại! Nghĩ mà tiếc thật, thời ấy nuôi tằm, ươm tơ ở làng mình vui quá, cứ y như cổ tích vậy”.
Cùng với cà phê và chè chất lượng cao, thì cây dâu tằm được xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) xác định là loại cây trồng chủ lực, tạo đột phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương có hơn 68% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) này.