Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
15:14, 09/04/2023 Để việc đưa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vào trường học tiếp tục được lan tỏa, trở thành một môn học và hoạt động mang tính lâu dài, bền vững..., thì việc triển khai, vận dụng kịp thời, linh hoạt cơ chế chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án, các nguồn lực sẽ tạo động lực cho các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nghệ nhân A Kyunh (44 tuổi) hiện là Đội trưởng đội chiêng nam thôn Kon Tơ Neh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Nhiều năm qua, anh luôn giữ vững niềm đam mê, nhiệt huyết “giữ lửa” cho văn hóa cồng chiêng; đồng thời góp phần truyền dạy lại cho các thế hệ con cháu trong làng.
Cứ vào những buổi chiều muộn, âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng lại vang lên từ Trường phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Phú Yên. Đây là hoạt động được duy trì thường xuyên nhiều năm qua, giúp các em học sinh tiếp cận với nhạc cụ dân tộc. Hơn nữa, âm thanh của cồng chiêng còn là sợi dây kết nối các em học sinh trong trường lại với nhau, góp phần bảo tồn và phát huy tinh hoa, giá trị không gian văn hóa cồng chiêng.
Sắc màu 54 -
Lê Hường - Ngọc Thu -
10:05, 05/04/2023 Nhiều năm nay, các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh việc bảo tồn văn hóa thông qua hoạt động đưa văn hóa truyền thống truyền dạy cho học sinh DTTS trong các trường học. Cách làm này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên.
65 tuổi, với A Biu, văn hóa dân tộc Ba Na vốn là cái gì mông lung lắm! A Biu không biết nữa. Chỉ biết rằng, cái tiếng của A Biu là tiếng Ba Na, cách sống của A Biu cũng là cách sống của người Ba Na, cái tay đánh chiêng, đánh đàn t’rưng, cái chân đi khắp vùng, cái mắt tìm về nhạc cụ, tất cả đều là Ba Na hết...
Đó là Nghệ nhân Touneh Ma Bio, dân tộc Chu Ru, một trong 9 Nghệ nhân Ưu tú ở Lâm Đồng . Khi chúng tôi hỏi, cho đến bây giờ, tài sản quý giá nhất của bà là gì? Bà đưa tay về phía nhà dài: “Chỉ có ba dàn chiêng cổ (9 chiếc), hai dàn đồng la (12 chiếc, trong đó 6 cái mình khôi phục được), ba cái trống da nai…và lũ trẻ mê chiêng, mê múa của plei mình”.
Cao Phong không chỉ nổi tiếng về đặc sản cam, quýt mà còn được biết đến với nghệ thuật văn hóa chiêng của người Mường. Chiêng Mường Thàng – nét văn hóa đặc sắc đang được đồng bào gìn giữ và phát huy.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Ngọc Thu -
09:27, 07/04/2023 Ngoài sự chủ động của các nhà trường, thời gian vừa qua, nhiều địa phương ở khu vực Tây Nguyên đã khuyến khích, tạo điều kiện để các trường học đưa văn hóa truyền thống nói chung, cồng chiêng nói riêng vào giảng dạy. Đến nay, việc truyền dạy văn hóa truyền thống đã được các trường học áp dụng rộng rãi và đã phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, ở nhiều trường học cũng đang gặp một số khó khăn nhất định, nhất là việc thiếu dụng cụ, nhạc cụ để truyền dạy và duy trì di sản văn hóa truyền thống.
Nghệ nhân Ưu tú A Thui nói rằng, bao năm qua, vợ chồng ông được nuôi dưỡng từ tiếng chiêng, điệu xoang uyển chuyển và hương men rượu cần nồng nàn của lũ làng; bên mái nhà rông ở thôn Kon Trang Long Loi. Vì vậy, văn hóa người Rơ Ngao (nhánh dân tộc Ba Na ) đã hòa vào dòng máu, chảy trong huyết quản; để văn hóa Rơ Ngao bị mai một đi là có tội với làng…