Ngày 8/4, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng) cho biết, vụ cháy rừng ngày 7/4 tại Lô a khoảnh 11, Tiểu khu 267B thuộc địa phận phường 3, TP. Đà Lạt đã làm ảnh hưởng diện tích khoảng 10 ha rừng thông tự nhiên.
Dù thời tiết ngày càng cực đoan, nhiều trận mưa lũ kinh hoàng đã xảy ra, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, rừng phòng hộ dọc Quốc lộ 14 - Đường Hồ Chí Minh chạy qua tỉnh Đăk Nông liên tục bị đầu độc. Những cánh rừng chết dần, chết mòn, bị đốt, phá để thay vào đó là những rẫy hoa màu, những căn nhà tạm khiến hiểm họa xói lở trực chờ.
Ngày 19/5, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo UBND Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng) và các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ vụ phá rừng trái phép xảy tại khoảnh 15, Tiểu khu 144b, thuộc địa phận phường 8, Tp. Đà Lạt.
Do khai thác không đúng cách, hàng trăm ha thông trồng từ những năm 1990 tại xã Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) đã trở nên kiệt quệ. Điều đáng nói sự việc diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng các ngành chức năng địa phương không có biện pháp để ngăn chặn.
Ngày 12/1/2021, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết :Đăk Nông: Rừng thông bị bức tử - Cơ quan chức năng bó tay?!". Bài viết phản ánh tình trạng rừng thông dọc quốc lộ 14 qua tỉnh Đăk Nông liên tục bị phá hoại.. Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đã có thông tin chính thức về tình trạng này.
Rừng thông ở thị trấn Kiến Đức (Đăk R'lấp) chủ yếu nằm trên các trục đường chính, xen lẫn với các hộ dân sinh sống nên việc quản lý, bảo vệ rất khó khăn.
Bạn đọc -
Lê Hường - Quốc Phong -
16:53, 12/01/2021 Nhiều năm qua, rừng thông dọc quốc lộ 14 qua tỉnh Đăk Nông liên tục bị phá hoại. Cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông đã vào cuộc điều tra, xử lý nhiều cán bộ để mất rừng thông và yêu cầu trồng thông thay thế. Tuy nhiên, đến nay thông già vẫn bị đầu độc, thông non mới trồng vẫn bị phá hoại.