Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Rừng thông 2 lá ở Huyện Khánh Sơn (khánh hòa): Cần có biện pháp bảo vệ trước khi quá muộn

PV - 14:12, 01/06/2018

Do khai thác không đúng cách, hàng trăm ha thông trồng từ những năm 1990 tại xã Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) đã trở nên kiệt quệ. Điều đáng nói sự việc diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng các ngành chức năng địa phương không có biện pháp để ngăn chặn.

Rừng thông trước nguy cơ xóa sổ

Rừng thông Ba Cụm Nam là rừng thông 2 lá, được trồng từ những năm 1990. Từ năm 2006, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn đã bóc tách, giao hơn 331ha rừng thông cho UBND xã Ba Cụm Nam quản lý; phân chia cho các hộ đồng bào DTTS bảo vệ, khai thác nhựa. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt, người dân đã khai thác một cách cạn kiệt. Trước sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng rừng thông, năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi và giao lại cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn quản lý. Song, tình trạng khai thác nhựa thông vẫn không chấm dứt mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

baodantoc_cay_thong Một cây thông mang nhiều thương tích do bị cạo nhựa.

 

Đi dọc theo con đường từ đỉnh đèo Khánh Sơn vào xã Ba Cụm Nam, chúng tôi không khỏi xót xa trước cảnh rừng thông ở đây bị người dân khai thác tan hoang. Hầu hết những cây thông đều mang thương tích. Vết cạo mới đè lên vết cạo cũ, có cây bị cạo đến thủng thân, chết đứng từ bao giờ; nhiều cây đã bị gió quật gãy hoặc đã bị người dân cưa hạ, đốt cháy nham nhở.

Một người dân đang khai thác nhựa thông cho hay: Rừng thông có từ lâu, ở đây ai cũng lấy nhựa thông. Dù bị cấm nhưng nhà thiếu ăn nên lấy nhựa thông đổi lương thực, thực phẩm hằng ngày. Muốn thu nhựa thông, mình phải dùng cuốc bổ vào thân cây theo chiều dọc, sau đó dùng chai nhựa để hứng, lúc nào đầy thì đi thu. Người khai thác nhựa thường đi thu gom nhựa thông từ sáng sớm, sau đó bán cho thương lái; mỗi can 20 lít bán được 370.000 đồng. Muốn thu được nhiều nhựa, phải cạo 4-5 mạch xung quanh cây, dài 4-5m và phải bổ sâu vào thân cây.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người dân không chỉ lấy nhựa mà còn chặt luôn cây để lấn chiếm đất sản xuất. Thậm chí có hộ còn dựng hàng rào lưới B40 để quây rừng lại trồng cây ăn trái. “Tình trạng này đã xảy ra từ lâu nhưng không bị xử lý. Hộ này lấn được thì hộ khác cũng lấn; cứ sau một năm, những đám rẫy ven rừng lại rộng thêm, kéo theo đó, diện tích rừng thông bị thu hẹp lại”, một người dân ở thôn Hòn Gầm, xã Ba Cụm Nam bày tỏ.

Cần có biện pháp bảo vệ trước khi quá muộn

Trao đổi với chúng tôi về trách nhiệm trong việc để cho rừng thông Ba Cụm Nam bị “bức tử”, ông Phan Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn khẳng định: Trách nhiệm chính trong việc này thuộc về Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn. UBND huyện sẽ kiểm tra thực tế hiện trạng để có chỉ đạo chính thức đối với Ban Quản lý.

“Trước hết, để bảo vệ rừng thông Ba Cụm Nam, huyện cũng đã chỉ đạo Ban Quản lý rừng tăng cường công tác quản lý để chấm dứt tình trạng người dân ken, đốt, lấn chiếm để lấy đất sản xuất; đối với việc khai thác nhựa thông, cần tăng cường tuyên truyền để người dân không tiếp tục khai thác nhựa nhằm phục hồi rừng thông”, ông Sửu, chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn cũng nhìn nhận: Rừng thông Ba Cụm Nam suy kiệt như hiện nay là do người dân khai thác quá mức, không đúng quy trình… Điều này dẫn đến tình trạng cây chết khô, bị gãy đổ, những cây còn sống thì không còn khả năng sinh trưởng. Chất lượng rừng thông Ba Cụm Nam suy giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2011. Lúc này rừng thông mới được giao cho chính quyền địa phương quản lý, phân chia cho người dân bảo vệ, khai thác nhựa thông. Hiện nay, do rừng thông manh mún, nhỏ lẻ, xen lẫn với khu dân cư, nương rẫy của người dân nên công tác quản lý rất khó khăn.

Lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Khánh Sơn cũng cho biết thêm, đơn vị đã nắm được danh sách các hộ đang tiếp tục khai thác nhựa thông, có hành vi lấn chiếm đất rừng. Ban sẽ làm việc với UBND xã để tuyên truyền các hộ không tiếp tục vi phạm; tăng cường kiểm soát việc mua bán nhựa thông. Ngoài ra, đơn vị đang tiến hành rà soát, đánh giá lại hiện trạng 3 loại rừng trên địa bàn huyện Khánh Sơn, trong đó có rừng thông trồng trên đất rừng sản xuất. Khi có kết quả sẽ đề xuất cấp trên một số dự án để bảo vệ, sử dụng hiệu quả diện tích rừng thông trên địa bàn.

THÀNH NHÂN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.