Nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), đồng thời gợi mở, xây dựng chính sách mới, ngày 14/12/2018, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian các DTTS Việt Nam”.
TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung người Hoa đông nhất cả nước. Đồng bào dân tộc Hoa cư trú rải rác trong nhiều quận huyện của thành phố, nhiều nhất là ở các quận 5, 6, 8, 10, 11 và quận Tân Bình. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn: Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Nam bộ, văn hóa của người Hoa có sự đóng góp to lớn và ngày càng được chú ý trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Thái tỉnh Điện Biên (thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Điện Biên) đã kết hợp với Chi hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức mở lớp truyền dạy nhạc cụ dân gian dân tộc Thái. Qua đó vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Từ năm 2010, Bộ Quốc phòng đã triển khai Dự án tăng cường trí thức trẻ đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng theo Quyết định 174/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 174). Sau 8 năm, Đề án đã mang lại hiệu quả thiết thực, khuyến khích tinh thần xung kích của tuổi trẻ.
Qua 17 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống các dân tộc thiểu số” (2001-2018), cả nước đã có 32 làng, bản, buôn của 20 DTTS thuộc 25 tỉnh đại diện cho các vùng, miền được Nhà nước hỗ trợ đầu tư kinh phí bảo tồn. Trong quá trình triển khai Đề án, không tránh khỏi sự lúng túng, sai sót ở một vài dự án. Tuy nhiên, nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể, Đề án Bảo tồn Làng truyền thống đã tạo nên những mô hình làng văn hóa-du lịch hiệu quả, đem lại lợi ích về mọi mặt cho đồng bào DTTS trên cả nước.
Từ chủ trương chung của Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng hợp phần hỗ trợ sản xuất (thuộc Chương trình 135) một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Từ đó, góp phần giúp cho vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn có nhiều khởi sắc.