Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.
Chiều ngày 17/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Cùng tiếp đón Đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cuối cùng thì tôi đã tìm được ông, khi ông đang nhễ nhại dọn cỏ ở khu rừng lát hoa, cách nhà chừng vài cây số. Trên là cây gỗ lớn, dưới thì đủ loại rau, dứa… mùa nào thức ấy. Ông nói, rừng cây này phải vài chục năm nữa mới thu hoạch được, mình trồng cho thế hệ sau đó.
Dù đã lớn tuổi, trong thâm tâm ai cũng muốn nghỉ ngơi, nhưng bà con vẫn đang cần họ, bởi họ đúng nghĩa là Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Bà con suy tôn thì mình không thể từ chối” – lời của một Người có uy tín ở huyện Tương Dương (Nghệ An).
Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.
Qua hơn 10 năm triển khai Quyết định số 18/2011/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (nay là Quyết định 12/2018/QĐ-TTg), việc thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã mang lại kết quả tích cực. Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong công tác vận động, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng.
Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đã và đang là những “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền địa phương đưa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào.
Từ một tỉnh nghèo, khó khăn, Lào Cai đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Kết quả này đã thể hiện quyết tâm cao, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực, đồng sức, đồng lòng của Nhân dân, trong đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh. Họ chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân, là tấm gương sáng về phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự… ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.