Khi những bông trà hoa vàng đang ngậm những giọt sương tinh khiết chắt lọc từ núi rừng cũng là lúc bà Ka Hiên (dân tộc Mạ ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) mang gùi lên rẫy đi hái trà hoa vàng. Bà Ka Hiên giải thích: “Đây là thời điểm thích hợp nhất để hái trà, vì hoa chưa nở hoàn toàn và chưa bị ảnh hưởng bởi sự nắng nóng, nên vẫn giữ được hương thơm, cánh và nhụy hoa tươi sáng, tạo nên những bông trà hoa vàng mang hương vị thơm ngon”.
Được tận mắt nhìn thấy những loại nhạc cụ người Mạ, được đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng, lắng nghe tiếng kèn bầu, đàn tre, đàn môi, càng thấy cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên. Và thầy trò Trường THCS và THPT Lộc Bắc, trong đó hầu hết học sinh là người dân tộc Mạ sinh ra và lớn lên ở địa phương, đã thực hiện một cuộc trải nghiệm thú vị với nghệ thuật truyền thống, được làm những người tiếp nhận ngọn lửa tình yêu văn hóa của một tộc người…
Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Những năm gần đây, bà con dân tộc Mạ ở xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông) đã biết khai thác nét đặc sắc văn hóa của dân tộc mình để làm du lịch. Đây được xem là “mũi tên trúng hai đích”, khi bà con vừa có thêm thu nhập và đặc biệt là bảo tồn được nét văn hóa địa phương không bị mai một theo thời gian.
Gần 2 năm nay, người dân bon N'Jiêng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) được hướng dẫn làm du lịch cộng đồng. Mô hình lạ lẫm này được kỳ vọng sẽ tạo thêm sinh kế cho đồng bào các dân tộc bản địa tại Đắk Nông.
Hiện nay, 120 hộ đồng bào dân tộc Mạ ở làng Buôn Gõ, ấp Thanh Trung, xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú (Đồng Nai) đều có cuộc sống ổn định, không còn hộ nghèo. Số hộ giàu và khá tăng hơn 35% so 5 năm trước; đồng bào đoàn kết xây dựng làng văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ vững ấp văn hóa nhiều năm liền.
Khi mùa mưa chớm đến, mạ non bắt đầu lún phún, đám rau đâm chồi mơn mởn, những đọt măng rừng thấp thoáng nhú lên. Và khi nước về đầy lòng con suối, muông thú về với đại ngàn, đó cũng là thời điểm người Mạ làm lễ tạ ơn thần rừng (ndăn să Yàng brê) để “xin rau” (ndăn biơêp/ đăn viếp).
Tôi đặt mình trong dòng tâm thức của những người con Tây Nguyên để được buồn vui cùng nỗi vui buồn của họ. Những giá trị văn hóa cổ truyền đang đứng trước nguy cơ phai nhạt nhưng trong tâm hồn cư dân miền Tây Nguyên vẫn mãi lưu tồn tình yêu tha thiết với làng buôn của mình trong cảm thức níu giữ nền văn hóa ngàn đời của ông cha truyền lại. Một tình yêu đan xen trong niềm tiếc nuối những gì đang dần rời bỏ.
Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.