Trong những ngày qua, nhiều địa phương tại Thanh Hóa đã và đang phải vật lộn với mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong đó, huyện vùng cao Mường Lát gần như đã bị cô lập hoàn toàn.
Theo ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, bão số 4 gây mưa lớn làm cho tuyến đường Quốc lộ 15C từ thành phố Thanh Hóa lên huyện Mường Lát bị sạt lở nghiêm trọng, khiến cho huyện rơi vào tình trạng cô lập với các huyện khác trong tỉnh. Ngoài ra, hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại các xã Nhi Sơn, Trung Lý, Tam Chung, Mường Chanh, Mường Lý... Hiện tại, giao thông tê liệt, mọi phương tiện lưu thông trên địa bàn huyện hoàn toàn ách tắc.
Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, địa phương vừa xây xong 25 ngôi nhà tặng cho 25 hộ nghèo ĐBKK, từ nguồn kinh phí 20 tỷ đồng thông qua việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đấu giá bóng và áo của đội tuyển U23 Việt Nam hồi tháng 3/2018, dành tặng cho 20 huyện nghèo trên địa bàn cả nước.
Cơn bão Sơn Tinh (bão số 3) vừa quét qua địa bàn Thanh Hóa khiến nhiều vùng miền núi bị sạt lở nghiêm trọng. May mắn, đợt mưa lũ này, huyện Mường Lát, do địa thế ở nơi cao nhất của Thanh Hóa nên không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn luôn thấp thỏm, lo lắng về thiên tai.
Ở vùng cao biên giới xứ Thanh, đời sống bà con người Thái, Mông còn vất vả, thiếu thốn trăm bề. Để giúp bà con bớt phần gian khó, các chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 5 (Quân khu 4) đã cầm tay chỉ việc hướng dẫn cho bà con trong vùng Dự án kinh tế-quốc phòng Mường Lát (Thanh Hóa) phát triển sản xuất, chăn nuôi, dẫn nước, kéo điện về bản…
Là địa bàn hẻo lánh nhưng bản Pọong, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa có đến 40 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là hậu quả đau lòng từ ma túy, HIV/AIDS.
Ở huyện vùng biên Mường Lát, nhắc đến lão thành cách mạng Lương Văn Pém, đồng bào các dân tộc nơi đây đều tỏ lòng yêu mến và kính trọng.
Gần 10 năm, bất kể ngày mưa hay ngày nắng, đường sá gập ghềnh, đồi núi chia cắt, anh Sung Văn Di, dân tộc Mông, bản Chim, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) vẫn miệt mài, trên chiếc xe máy cũ rong ruổi trên các nẻo đường đem những cánh thư, công văn, sách báo, bưu phẩm... đến tận tay người nhận.
Suốt 30 năm qua, có một người đàn ông luôn âm thầm băng rừng vượt suối để bảo vệ cột mốc biên cương. Ông là Phan Định Xiết, dân tộc Dao ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Giờ đây, tuy chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng nhiệt huyết bảo vệ biên cương, lãnh thổ quốc gia trong ông vẫn không hề thuyên giảm.
Những ngày gần đây, trong căn nhà nhỏ nằm bên thượng nguồn sông Mã thuộc bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa (cách TP. Thanh Hóa 300km) luôn tràn ngập tiếng cười, người ra vào tấp nập thăm hỏi, chia vui với gia đình và cậu học trò nghèo Hà Văn Phòng, dân tộc Thái, học sinh lớp 12A, Trường THPT Mường Lát, đã đạt được tổng số điểm 29,65 khối B khiến mọi người ngỡ ngàng.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Mường Lát (Thanh Hóa) tính từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn huyện đã có 470 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 151 trường hợp đã tử vong.
Thanh Hóa có khoảng 1.600 già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng uy tín của mình, các già làng, trưởng bản đang là lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào.
Huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 7 bản ở các xã giáp biên kết nghĩa với 7 cụm bản và 1 Đại đội biên phòng thuộc huyện Sốp Bâu và Viêng Xay (Lào). Việc kết nghĩa giữa các xã, bản biên giới đã góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh vùng biên của hai nước láng giềng anh em.