Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, thiếu máu,… vẫn ở mức cao, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Chương trình sữa học đường được xây dựng nhằm can thiệp kéo giảm tỷ lệ này. Tuy nhiên, hiện việc triển khai Chương trình vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Thời gian gần đây, hàng trăm hộ dân sinh sống tại dự án Tiểu khu đô thị số 2, phường Bắc Cường, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai (còn gọi là Khu đô thị The Manor Lào Cai) rất bức xúc vì đã quá thời hạn hợp đồng nhưng chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Bitexco liên tục khất lần không chịu trả sổ đỏ.
Lào Cai là tỉnh miền núi, có số lượng người dân sinh sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao, do đó những vấn đề về sức khỏe khi yếu luôn là mối quan tâm của bà con. Từ khi có chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN), trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn người lao động tự do tham gia, với mong muốn về già sẽ có lương hưu, giảm thiểu việc phụ thuộc quá nhiều vào con cháu.
Đêm về sáng ngày 22/10, trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có mưa to. Đặc biệt, khu vực suối Nghĩa Đô do mưa lớn phía thượng nguồn đổ về gây lũ ống đột ngột làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã.
Trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc là động lực quan trọng phát triển kinh tế số, là nền tảng của kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Ở tỉnh miền núi Lào Cai, công nghệ thông tin đã thực sự mang lại hiệu quả, tăng độ chính xác, tiết kiệm thời gian cho các cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Lào Cai là một trong những địa phương triển khai hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi WB hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một trong những yếu tố góp phần quyết định hiệu quả các dự án sinh kế là người dân được tham gia bàn bạc và quyết định mô hình.
Được thành lập cách đây hơn 5 năm, mô hình “Thôn bản bình yên, gia đình hạnh phúc” tại thôn Làng Pẳn, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã và đang góp phần nâng cao đời sống kinh tế- xã hội cũng như giữ vững an ninh trật tự thôn bản.
Thời gian gần đây, giá lợn trong nước có xu hướng tăng cao. Do đó, một số đối tượng đã vận chuyển lậu lợn từ Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của người nông dân mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Vừa qua (7/9), hồ chứa chất thải rắn của Nhà máy Hóa chất DAP số 2 Lào Cai (xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng) bị bục vỡ, làm khoảng 45 nghìn mét khối nước và chất thải tràn ra môi trường. Sự cố trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hộ dân sống xung quanh.
Được thành lập cách đây 3 năm, mô hình dòng họ Tẩn tự quản về an ninh trật tự tại xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành mô hình điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần cho công tác đảm bảo an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Thời gian qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng thế giới (WB), tỉnh Lào Cai đã triển khai hàng nghìn tiểu dự án sinh kế. Qua đó, đã mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Hòa chung không khí ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, sáng ngày 5/9 thầy và trò trường Mầm non, trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở (THCS) xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh tới dự và động viên thầy và trò các trường trong buổi lễ.
Dự án bố trí sắp xếp tái định cư (TĐC) biên giới ven sông Hồng ra khỏi vùng sạt lở huyện Bát Xát được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt điều chỉnh bổ sung năm 2017 với tổng mức đầu tư trên 240 tỷ đồng. Theo đó, thời gian hoàn thành muộn nhất của các gói thầu là vào ngày 30/7/2018. Tuy nhiên, đến thời điểm này còn rất nhiều hạng mục chưa được nhà thầu thi công xong, khiến cho các hộ dân chưa thể di chuyển về nơi ở mới.
Vừa qua, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh Lào Cai đã phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Gia đình đối với sự phát triển tỉnh Lào Cai-Thực trạng và giải pháp”. Qua đề tài nghiên cứu cho thấy, vấn đề tảo hôn trên địa bàn vẫn còn “ăn sâu” trong nếp nghĩ, lối sống của đồng bào.
Những năm trước đây, với hơn 1 mẫu đất sản xuất ven suối của gia đình, ông Hà Chí Thanh ở bản Cóc, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên (Lào Cai) chủ yếu trồng ngô và đậu tương. Tuy nhiên, do đất nằm cạnh suối nên tình trạng úng ngập thường xuyên xảy ra trong mùa mưa lũ, chính vì vậy, tình trạng giảm năng suất, mất mùa là khó tránh khỏi.
Tại không ít địa phương, tư tưởng không muốn thoát nghèo để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn khá phổ biến trong người dân, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (Lào Cai), thời gian gần đây, không cần sự vận động của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân vẫn chủ động viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
Ông Hoàng Văn Hiên ở bản Thâm Luông, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) là điển hình kinh tế giỏi ở địa phương, với mô hình nuôi hươu sao. Không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ông, mô hình nuôi hươu sao còn mở ra hướng phát triển kinh tế mới ở địa phương.
Năm 2014, dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai được triển khai thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 năm nhưng vẫn chưa có giọt nước nào.
Ngày 15/7, Đội Quản lý thị trường số 9 huyện Mường Khương phối hợp với Công an huyện Mường Khương, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Lào Cai, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai kiểm tra tình hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại chợ Trung tâm thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương).
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện hơn 200 ca mắc sốt phát ban dạng sởi tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Sa Pa. Đa số bệnh nhân là trẻ dưới 10 tuổi.