Cư trú ở huyện vùng cao, biên giới Mường Tè của tỉnh Lai Châu, dù là một trong những dân tộc có số dân ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nhưng đồng bào Si La lại có nền văn hóa phong phú, với nhiều phong tục tập quán truyền thống mang đặc trưng riêng. Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng thực hiện chính sách về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn và chính sách đặc thù đối với đồng bào Si La. Theo đó, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Si La tiếp tục được giữ gìn và phát huy; trong đó có phong tục cưới hỏi hiện vẫn đang được lớp trẻ người Si La duy trì thực hiện.
Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Media -
PV -
11:25, 13/11/2019 Dân tộc Si La còn có tên tự gọi là Cù Dề Sừ (cũng có văn bản chép là Cu Dé Xử). Tên gọi khác là Kha Pẻ (Khả Pẻ).
Media -
Kim Anh - Tố Oanh -
09:21, 13/07/2022 Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La, được đồng bào Si La trân trọng, gìn giữ từ đời này sang đời khác. Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La ở Lai Châu ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ những người đã khuất. Đây cũng là dịp để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng.
Media -
Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng -
00:40, 18/07/2023 Dân tộc Si La sinh sống chủ yếu ở Lai Châu và Điện Biên. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, dân số người Si La là 909 người, trong đó nam là 453 người, nữ là 456 người.
Photo -
Hà Minh Hưng -
08:13, 28/05/2023 Si La là một dân tộc rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Dân số dân tộc Si La hiện nay khoảng gần 900 người. Người Si La hiện sống tập trung ở 3 bản Seo Hai, Sì Thâu Chải và Nậm Xìn thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Năm 2014, đồng bào Si La di cư từ bên kia sông Đà về nơi ở mới theo Chương trình Tái định cư Thủy điện Sơn La. Về nơi ở mới, mặc dù người Si La đã thích nghi hòa nhập cộng đồng cùng đồng bào các dân tộc khác, nhưng người Si La vẫn giữ được những nét sinh hoạt văn hóa riêng.