Truyền dạy, bảo tồn di sản hát lý của dân tộc Cơ Tu là một trong những nội dung thuộc Dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025) đang được ngành Văn hóa phối hợp với ngành Giáo dục và chính quyền địa phương các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng tích cực triển khai trong thời gian vừa qua, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
May mắn nằm trong địa giới hành chính của một thành phố trực thuộc Trung ương, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thành phố Đà Nẵng có cơ hội tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc.
Kinh tế -
Sỹ Hào -
17:07, 02/07/2023 Cùng với giao rừng, ở nhiều địa phương đã thí điểm một số hình thức hợp tác với cộng đồng dân cư cùng quản lý, bảo vệ rừng. Nhiều mô hình thí điểm đã mang lại hiệu quả, nhưng chưa thể nhân rộng do thiếu khuôn khổ pháp lý, cũng như chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia.
Được mệnh danh là “vua của vùng sâm ba kích”, là “người Cơ Tu minh triết”, già làng Bríu Pố gần 40 năm tuổi đảng vẫn ngày ngày cặm cụi trên con suối phù sa, giúp người dân xóa đói giảm nghèo và viết lại hồn cốt văn hóa dân tộc mình.
Du lịch -
Uyển Nhi -
10:05, 01/01/2023 Nằm trên đỉnh Trường Sơn quanh năm mây phủ, Tây Giang (Quảng Nam) không chỉ được biết đến với những khu rừng nguyên sinh xanh mát, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Cơ Tu với các phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ...đặc trưng tạo nên sức hút đối với du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm nơi đây.
Từ ngày 20 - 29/7, UBND huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ Tu lần thứ I.
Những năm qua, đội ngũ thanh niên trong các thôn, bản đã thể hiện tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, nhiệt tình, xốc vác, đảm đương công việc khó khăn, tích cực cống hiến công sức, trí tuệ cho cộng đồng được bà con tín nhiệm. Anh Zơrâm Nhông, dân tộc Cơ tu, sinh năm 1986, tại thôn Da Ding, xã Gari, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là một minh chứng.
Những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên thời gian qua, đang góp phần tích cực trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng dân tộc Cơ Tu gắn với phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế).
“Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các DTTS” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022 đã chính thức khai mạc tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông vào tối 17/5 và kéo dài cho đết hết ngày 18/5.
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế luôn ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào DTTS; trong đó chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho bà con. Đào tạo nghề được coi là một trong những chính sách quan trọng nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Để triển khai thực hiện Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, TP. Đà Nẵng đã xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu giai đoạn 2022-2030 với tổng kinh phí 31,3 tỷ đồng. Đề án vừa được UBND Thành phố phê duyệt, tạo điều kiện phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu
Media -
Kim Anh – Tố Oanh -
20:15, 22/08/2022 Với số dân hơn 74.000 người, dân tộc Cơ Tu sin sống ở vùng rừng núi rộng lớn dọc theo dãy Trường Sơn, từ Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đến vùng Sê-kông của nước bạn Lào. Những năm gần đây nhờ triển khai đồng bộ các chính sách cho đồng bào DTTS như chính sách định canh, định cư, chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế, phát triển du lịch…nên đời sống của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Cơ Tu nói riêng có nhiều thay đổi, ngày càng no ấm và phát triển.
Hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) hiện có gần 400 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống. Đại dịch Covid-19 lan ra nhiều nơi trên địa bàn Thành phố, song đến thời điểm này, những vùng đất người Cơ Tu sinh sống vẫn đang là “vùng xanh”. Để bảo vệ vùng đất mình an toàn, đồng bào Cơ Tu đã đồng lòng thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
Trong các ngày 20 - 21/8 tới đây, đồng bào dân tộc Cơ Tu đến từ huyện Nam Đông và huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức “Ngày hội văn hóa dân tộc Cơ Tu”, một trong những hoạt động tháng 8 với chủ đề “Em yêu làng em” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Ẩm thực -
Ngọc Anh -
17:16, 18/05/2021 Mặc dù tuổi đã ngoài 60, ông Lê Văn Nghĩa (trú tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn cần mẫn ngày đêm gắn bó với công việc nấu rượu cần truyền thống của người Cơ Tu.
Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BVHTTDL giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lớp tập huấn về bảo tồn tiếng nói, chữ viết đối với dân tộc Cơ Tu tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, năm 2021.
Năm học mới này, học trò Cơ Tu tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) được học online tại một lớp học vô cùng đặc biệt - lớp học tại nhà Gươl.
Nếu Tây Bắc có chợ phiên thì đến Tây Giang (Quảng Nam) có “chợ chiều năm ngàn" rất độc đáo. “Chợ chiều năm ngàn" không chỉ là nơi trao đổi mua bán của bà con các dân tộc ở địa phương mà còn trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.
Vùng Trường Sơn-Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số anh em. Núi rừng nơi đây có nhiều mây, tre, nứa, lồ ô và các loại thảo mộc có thể khai thác làm nguyên liệu để duy trì nghề thủ công truyền thống, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như làm quà lưu niệm. Trong số đó, vật dụng phổ biến và hữu dụng nhất của đồng bào là chiếc gùi, đặc biệt là gùi 3 ngăn dành cho nam giới, được xem là “ba lô” của trai làng.