Từng có kinh nghiệm 12 năm làm Bí thư Chi bộ và hơn 4 năm là Người uy tín trong đồng bào DTTS, chị KLong K’ Xuân, 44 tuổi, dân tộc Cơ Ho, thôn Bon Rơm, xã N’ Thôl Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong các phong trào ở cơ sở.
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh, với trên 96% dân số là đồng bào DTTS. Trong vài năm trở lại đây để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, huyện Bình Liêu đã chú trọng tổ chức các lớp học nghề phù hợp với xu hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), tỉnh Thái Nguyên đã vận động, tuyên truyền việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với các sở, ngành tổ chức 3 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho 127 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Song song với công tác bảo tồn, truyền dạy, các cấp chính quyền tại Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa giúp cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian được giao lưu, biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện ở địa phương. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào các DTTS lan tỏa những di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn gắn kết bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch xứ Lạng.
Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã có thêm nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư, từng bước đưa nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông trở thành sản phẩm du lịch.
Kinh tế -
Nguyễn Thanh -
03:18, 30/09/2024 Thời gian gần đây, trước thực trạng những con giống cấp hỗ trợ cho đồng bào DTTS, tại một số địa phương ở vùng Trung Bộ bị dịch bệnh rồi ốm chết đang đặt ra nhiều vấn đề, buộc các địa phương phải rà soát và nghiêm túc nhìn nhận lại. Đặc biệt, ở những địa phương đã xảy ra thực trạng này, cần làm rõ có hay không việc cấp phát con giống sai thời điểm, công tác kiểm dịch chưa tốt?
Huyện Kon Rẫy (Kon Tum) có hơn 65% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy đã từng bước đổi thay. Cái nghèo khó đang dần được đẩy lùi và cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn đang dần hiện hữu.
Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu của Dự án đã đạt và vượt kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Dự án 8 vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Dân tộc-Tôn giáo, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Tin tức -
Ngọc Ánh -
03:01, 30/09/2024 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký Quyết định 2787/QÐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một thuộc Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Trong hai ngày 28 - 29/9, tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức dạy thử nghiệm 7 tài liệu cho 7 ngôn ngữ DTTS trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng thực hiện nhiều chính sách, chủ trương thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, sáng tạo cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ được hỗ trợ về vốn, kiến thức từ các chương trình này, trên địa bàn miền núi huyện Hạ Lang đã xuất hiện nhiều thanh niên ưu tú, có nghị lực vượt khó, vươn lên khởi nghiệp với những mô hình hay, sáng tạo.
Là địa phương vùng sâu, vùng xa với tỷ lệ người DTTS lớn nhất của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã Hợp Tiến còn vô vàn khó khăn. Xác định rõ tình hình địa phương, trong vài năm trở lại đây, chính quyền xã Hợp Tiến đã đề ra nhiều giải pháp giúp bà con ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Trong khuôn khổ Chương trình “Cơm trên bản” năm 2024, Quỹ Thiện nguyện Tâm Thương, Hội Thiện nguyện Lạc Hồng phối hợp Tỉnh đoàn Yên Bái cùng các mạnh thường quân đã tổ chức trao quà, nấu cơm cho các em nhỏ ở xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái với tổng trị giá các phần quà gần 500 triệu đồng.
Du lịch -
Thảo Khánh -
11:15, 29/09/2024 Thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, triển khai đa dạng các phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.
Media -
BDT -
17:00, 28/09/2024 Bão số 3 và hoàn lưu của bão đi qua với sức tàn phá khủng khiếp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng, khiến cuộc sống của người trồng rừng ở nhiều địa phương miền núi, đặc biệt là đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa lao đao. Xây dựng cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất lâm nghiệp, hỗ trợ người trồng rừng là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3
Triển khai thực hiện Dự án 6 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã tuyên truyền, khuyến khích đồng bào Chăm gìn giữ, phát huy các nghi lễ truyền thống gắn với tôn giáo dân tộc. Một trong những nghi lễ đặc sắc được đồng bào Chăm duy trì, thực hành hằng năm, đó là Nghi lễ Lang Ndaw, tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar.
Xã hội -
An Yên -
16:51, 28/09/2024 Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Xã hội -
Ngọc Thu -
16:45, 28/09/2024 Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.