Cách đây 76 năm, ngày 2/9/1945 trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Một trong những nguồn sức mạnh to lớn giúp lực lượng Công an Nhân dân vững vàng trước mọi thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó, đó là 5 lời thề thiêng liêng trước Anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Thời sự -
BĐT (t/h) -
09:29, 01/09/2021 Sáng 1/9, trong dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương, TP. Hà Nội đã đến đặt hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm có chủ đề "Con đường độc lập" theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ vnfam.vn và fanpage (https://www.facebook.com/baotangmythuat/).
52 năm ngày Bác đi xa cũng là 52 năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.
Tin tức -
T.Hợp -
09:00, 26/08/2021 Nhân Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh 2/9, NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc cả nước cuốn sách "Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập" của tác giả Kiều Mai Sơn.
Nhà văn Sơn Tùng, tác giả cuốn tiểu thuyết "Búp sen xanh" viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã qua đời lúc 23 giờ ngày 22/7, hưởng thọ 93 tuổi.
Tin tức -
T.Hợp -
10:48, 14/07/2021 Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2021).
Không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí ấy. 96 năm qua, đến nay những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Gần đây, có một số người chỉ dựa vào thư của Nguyễn Tất Thành viết ngày 15-9-1911 gửi Tổng thống Pháp xin vào học Trường Thuộc địa (École Coloniale) ở Paris và sự từ chối của giám đốc trường này để rồi quy chụp rằng “Nguyễn Tất Thành, bỏ nước ra đi chỉ với mục đích tìm đường làm quan, để giải quyết chuyện cơm ăn áo mặc của riêng mình, chứ không hề có ý định cứu nước giúp dân…”.
Tin tức -
P. Ngọc -
17:46, 06/06/2021 Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có văn bản thông báo tạm ngừng tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ để bảo dưỡng, tu bổ định kỳ năm 2021.
Ngày 5-6, Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911/5-6-2021).
Cách đây 110 năm, với ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ dưới chế độ thực dân, phong kiến, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
110 năm trước, chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng trên con tàu Amiral Latouche Tréville. Hành trang người thanh niên 21 tuổi ấy mang theo trên hành trình vượt trùng dương là khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc. Suốt những tháng ngày bôn ba nơi đất khách, khát vọng ấy luôn rực cháy trong tim, trở thành ngọn đuốc soi đường chỉ lối.
Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 / 5-6-2021), ngoài tái bản cuốn sách Hành trình theo chân Bác của tác giả Trần Đức Tuấn, Nhà xuất bản Trẻ đã ra mắt "Bản đồ Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ", được kế thừa từ chính tác phẩm trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã dâng hiến trọn vẹn cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho dân tộc Việt Nam, là hiện thân của khát vọng mãnh liệt giải phóng dân tộc, phấn đấu đến cùng cho nền độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Ðây không chỉ là giải phóng dân tộc mà còn là phát triển dân tộc, đưa dân tộc ta ra khỏi tình cảnh nô lệ, nước mất nhà tan, bị đọa đầy áp bức dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân, giành lại độc lập chủ quyền và xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân trở thành người chủ, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc.
Cách đây 110 năm, ngày 5-6-1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Khâm phục ý chí giành độc lập tự do của các sĩ phu, với một hoài bão cứu nước cứu dân mãnh liệt, bản lĩnh và sự mẫn cảm chính trị ở tuổi 21 của một tầm nhìn xa, không cầu viện, ỷ lại, không ngồi chờ người khác đến cứu mình, cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Hôm nay (23/5/2021) hơn 69 triệu cử tri trên toàn quốc sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ thiêng liêng của mình để bầu ra những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Mỗi kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, chúng ta lại bồi hồi xúc động nhớ về những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay trước khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam độc lập - ngày 6-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu.