Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), Sân khấu Lệ Ngọc (Hà Nội) đã dàn dựng tác phẩm sân khấu mới “Lá đơn thứ 72” về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hướng tới Kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022), Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động trong tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Sáng 27/4, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn nhân kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022).
Trong chương trình thăm chính thức Việt Nam, sáng 26/4, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Yathotou đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại Tuyên Quang cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (2/4/1947-2/4/2022), Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo toàn quốc kháng chiến - Tầm vóc lịch sử và giá trị thời đại. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng trích giới thiệu bài phát biểu tại hội thảo của GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Thời sự -
Kim Anh (t/h) -
17:13, 31/03/2022 Ngày 31/3, Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học "Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo toàn quốc kháng chiến - Tầm vóc lịch sử và giá trị thời đại” nhân Kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo toàn quốc kháng chiến (2/4/1947 - 2/4/2022).
Cách đây đã 75 năm ( ngày 20/2/1947), Bác Hồ viết thư gửi đồng bào vùng thượng du Thanh Hóa. 75 năm trôi qua, đồng bào các DTTS Thanh Hóa luôn nhớ những lời căn dặn yêu thương của Người, phấn đấu phát triển kinh tế, xã hội, làm giàu cho quê hương để xứng đáng với niềm tin và lời căn dặn của Bác.
Năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Tự phê bình và phê bình” với bút danh C.B. đăng trên báo “Nhân dân” số ra ngày 14/2/1952. 70 năm đã trôi qua, nhưng những nội dung Bác đã đề cập trong tác phẩm vẫn luôn nóng hổi tính thời sự và có giá trị thiết thực.
Chiều 4/2, nhân dịp Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2022) và Tết cổ truyền của dân tộc, trong chuyến công tác tại các tỉnh miền Trung, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An).
Đảng ta, Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam - sáng lập và rèn luyện, ra đời vào Xuân 1930 với sứ mệnh và lý tưởng giải phóng cao đẹp - giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc, mang lại tự do ấm no hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam.
Giáo dục -
TS Lê Trung Kiên -
14:04, 01/02/2022 Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi với nhau trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan tâm sâu sắc đến đời sống ấm no, hạnh phúc, tiến bộ của đồng bào. Người đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, đặc biệt là sự quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch.
Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, Chủ tịch Quốc hội cùng Đoàn đại biểu dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đã hơn nửa thế kỷ kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, nói chuyện tại Đại hội thi đua các Đội Thanh niên xung phong (TNXP) chống Mỹ, cứu nước, vào ngày 12/1/1967 ở Thủ đô Hà Nội, nhưng lực lượng cựu TNXP vẫn luôn nỗ lực rèn luyện, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cho đến hôm nay, dù đã trải qua 75 năm, song rất nhiều người Việt Nam vẫn nhớ và nhắc lại chính xác “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển của dân tộc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để bàn về công tác đối ngoại. Điều đó không chỉ cho thấy tầm quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới, mà hơn hết còn là cơ sở, điều kiện để dư luận thế giới hiểu rằng, đối ngoại của Việt Nam mãi mãi sẽ là kiên định theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH); như sinh thời Bác hằng mong muốn.
Sau hàng chục năm biền biệt xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ về thăm quê hai lần, ấy là năm 1957 và 1961. Trong sâu thẳm cõi lòng, kỷ niệm những ngày Bác về thăm đã là một di sản thiêng liêng, một nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho những người con xứ Nghệ. Bao năm rồi quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Để rồi những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng… ấy, đã trở thành niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để Nghệ An vững bước đi lên.
Ngày 26/11, tại thành phố Marseille, miền Nam nước Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, lãnh đạo chính quyền thành phố Marseille, đại diện lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp và Tòa soạn báo La Marseillaise cùng bà con Việt kiều long trọng tổ chức khai trương biển tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Pháp, năm 1911.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” mới được khai mạc chiều 16/11, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã góp phần khắc họa và khẳng định thêm những tư tưởng đó của Người về văn hóa.
Theo Đặc phái viên, nhân dịp thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba, sáng ngày 19/9, theo giờ địa phương, tại Thủ đô La Habana, Cộng hòa Cuba, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tới thăm, đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khuôn viên Công viên Hòa Bình.