Tin tức -
Hoàng Quý -
07:52, 28/12/2023 Sáng 27/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã chủ trì Hội nghị tổng kết chương trình đào tạo quản lý tài chính cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể vùng đồng bào DTTS năm 2023. Chương trình được Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổ chức VISA hợp tác triển khai. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế - UBDT; đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổ chức VISA; Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai; Phòng Dân tộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.
Ngày 25/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Sau loạt bài phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển: “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, chính quyền xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà gấp rút tổ chức đổi lại bò cho người dân đã nhận hỗ trợ trước đây.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với 10 dự án thành phần được triển khai nhằm giải quyết những khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó phát huy nội lực của Nhân dân để cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhưng để vừa giảm nghèo, vừa về đích NTM thì việc xây dựng, ban hành một bộ tiêu chí riêng về xây dựng NTM cho địa bàn này là hết sức cần thiết, theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị khóa XII tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh về những bức xúc của đồng bào DTTS ở xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà được hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”, Huyện ủy Đăk Hà đã có văn bản chỉ đạo làm rõ nội dung báo phản ánh. Theo ghi nhận của phóng viên, chính quyền xã Ngọk Wang đang tổ chức kiểm tra trọng lượng từng con bò. Nhưng có một nghịch lý, là bò của dân tự mua 8 triệu đồng lại có số cân nặng hơn bò của xã mua 16,5 triệu đồng.
Cùng với cả nước, tỉnh Phú Yên đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tuy còn gặp một số khó khăn nhưng với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trương Văn Phương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Phú Yên.
Trong quá trình tìm hiểu sự việc Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê” tại xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà (Kon Tum), phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển còn được người dân kể lại những câu chuyện mà họ đã gặp phải khi kiên quyết phản ứng không nhận bò hỗ trợ. Điều này cho thấy sự khuất tất trong việc triển khai Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đang dạng hóa sinh kế cộng đồng cho đồng bào DTTS nơi đây.
Bù Gia Mập là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Bình Phước. Đồng bào DTTS ở huyện Bù Gia Mập chiếm gần 37% dân số toàn huyện, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Nhưng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước bằng các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phá triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), vùng biên Bù Gia Mập đã có nhiều khởi sắc.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã tích cực cùng các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Võ Văn Hoàng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng về kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 và những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tiếp theo.
Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có 13 DTTS cùng sinh sống, Những năm trước đây, đời sống kinh tế của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bấp bênh, thậm chí có những gia đình mùa giáp hạt vẫn thiếu ăn. Gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở Tánh Linh đã có nhiều đổi thay.
Thực hiện Dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các huyện, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Nhờ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ sinh kế, đa dạng hóa mô hình sản xuất từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào DTTS vùng cao của tỉnh Bình Thuận đã được nâng lên rõ rệt.
Những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Theo dự án được phê duyệt, 108 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà (Kon Tum) sẽ được nhận hỗ trợ mỗi hộ 01 con bò cái sinh sản trị giá 16,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nhận bò thì người dân cho rằng đó chỉ là bê con, thậm chí có hộ còn kiên quyết không nhận. Nhiều người cho rằng chỉ riêng số tiền đối ứng 35% thì có thể mua được 01 con bò như thế. Với những việc làm bất thường này đã gây dư luận không tốt trong Nhân dân.
Ngày 20/12, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng tối đa các nguồn lực, bằng các giải pháp quyết liệt, triển khai hiệu quả các nguồn vốn. Đến nay, nhiều công trình, dự án dân sinh đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Hòa Bình khởi sắc.
Cùng với hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề thì việc kết nối giải quyết việc làm, thúc đẩy lao động người DTTS tham gia thị trường lao động ngoài nước, là nội dung trọng tâm của Tiểu dự án 3 – Dự án 5 của Chương trình MTQG 1719. Những cơ chế, chính sách trong Chương trình MTQG được kỳ vọng “khơi thông” con đường xuất khẩu lao động - giải pháp giảm nghèo hiệu quả cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng nhiều năm nay vẫn chưa có nhiều khởi sắc.
Đến với huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) hôm nay, ai cũng cảm nhận được những đổi thay ở vùng đất đầy nắng gió này. Những con đường đất năm nào giờ đã được trải bê tông phẳng lỳ, những ngôi nhà tạm được thay thế bằng những ngôi nhà xây kiên cố, bên những cánh rừng cao su bạt ngàn là những mô hình phát triển kinh tế. Cho thấy cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây đang từng ngày đổi thay. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc triển khai kịp thời các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhằm giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; đồng thời xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế để giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS, đã góp phần phát huy hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Trà Vinh.