Xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, thời gian qua, các cấp, chính quyền huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án với mục tiêu đưa vùng đồng bào DTTS phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là tâm huyết, là mong muốn của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trong các thời kỳ. Vì thế, bên cạnh chính sách của Trung ương, tỉnh Khánh Hòa còn triển khai nhiều chương trình, dự án đặc thù để thúc đẩy phát triển vùng “lõi nghèo” của tỉnh. Chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã nhấn mạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cũng như chủ trương luôn ưu tiên nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc trong tình hình mới. Nhiều chương trình, chính sách dân tộc được triển khai đã hỗ trợ mạnh mẽ cho đồng bào DTTS trên các lĩnh vực, nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình chính sách dân tộc, cùng các chương trình MTQG được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách ở địa bàn này. Ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thì việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) để định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) là cấp thiết.
Sau hơn 10 năm triển khai, Nghị định 05/NĐ-CP về Công tác dân tộc (CTDT) cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong việc định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) giai đoạn 2011 - 2021. Nhưng hiện nhiều nội dung trong Nghị định đã không còn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn về lĩnh vực CTDT, CSDT trong tình hình mới.
Việc thực hiện hiệu quả 13 nhóm chính sách trong Nghị định 05/2011/NĐ-CP, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đã từng bước được cải thiện. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước càng được củng có, tăng cường hơn từ việc phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc.
Việc thực hiện hiệu quả Nghị định 05/NĐ-CP đã thúc đẩy sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần đưa Việt Nam sớm đạt các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc. Thành tựu này là nền tảng để thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) sau khi ra đời, đã đảm đương sứ mệnh lịch sử. Sau hơn 10 năm thực hiện, Nghị định đã định hướng tổ chức thực hiện hệ thống chính sách dân tộc (CSDT) một cách thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế.
Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc thắm đáng mừng. Đó là minh chứng rõ rệt cho những chủ trương đúng đắn của Đảng, tạo được niềm tin sâu sắc, khắc ghi ơn Đảng trong mỗi trái tim đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019, về đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ngày 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Nguyên tắc về chính sách dân tộc của nước ta là “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Trong đầu tư công, nguyên tắc này được thể hiện rõ ở yêu cầu ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), thời gian qua, việc triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống.
LTS: Tăng trưởng toàn diện là một giai đoạn trên con đường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ một nước nghèo, thu nhập thấp, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã từng bước triển khai chiến lược tăng trưởng toàn diện, bao trùm mọi vùng miền, trong đó có sự ưu tiên vùng đồng bào DTTS và miền núi. Những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng toàn diện của vùng đồng bào DTTS và miền núi, ở 3 trụ cột đo lường chính (kinh tế, bình đẳng, điều kiện sống và an sinh xã hội), là bằng chứng đanh thép bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch về chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang, huyện Quản Bạ đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, qua đó góp phần làm thay đổi diện mạo các thôn, bản vùng cao và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong công cuộc giải phóng tỉnh Gia Lai. Sau chiến tranh, kế thừa truyền thống anh hùng, Nhân dân xã Hà Đông lại tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Ngày 5/10, tại huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội), Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn dự và chỉ đạo Hội nghị.
9 tháng đầu năm 2022, mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng tập thể Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tập trung đổi mới, linh hoạt, sâu sát và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành; triển khai thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG). Xung quanh nội dung này, phóng viên (PV) Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Đoàn thanh tra của Ủy ban Dân tộc vừa thực hiện thanh tra tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước về tình hình thực hiện Chương trình 135 và một số chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện.
Sáng 20/9, tại huyện Bù Gia Mập, Đoàn thanh tra của Ủy ban Dân tộc do ông Trần Phi Trường - Phó chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện về tình hình thực hiện Chương trình 135 và một số chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn. Cùng đi với đoàn có Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lý Trọng Nhân.