Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi mới công tác dân vận chính sách dân tộc

PV - 11:20, 20/02/2023

Nỗ lực trong công tác dân vận của cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận đã góp phần tạo ra những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh trật tự ở vùng đồng bào DTTS.

Vùng cao xã Phan Sơn
Vùng cao xã Phan Sơn

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên tăng cường, đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, đời sống vùng đồng bào DTTS tỉnh có chuyển biến rõ nét, hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp, 100% xã đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh và có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả được quan tâm đầu tư và nhân rộng, tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Trong năm 2022, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên bám sát địa bàn nắm bắt kịp thời dư luận xã hội và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS để kịp thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề bức xúc, khó khăn phát sinh trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Cụ thể, đã tổ chức làm việc với UBND huyện Hàm Tân, Tuy Phong nắm tình hình, kết quả triển khai chính sách dân tộc; các buổi làm việc chuyên đề ở các địa bàn thị trấn Lạc Tánh, thôn 4, xã Đức Bình (Tánh Linh), thôn La Dày, Đa Kim, xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc). Hay phối hợp Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) nắm tình hình, vận động giải quyết vụ việc Ban Quản lý chùa Bình Thắng (Bắc Bình)…

Đồng bào vùng cao xã Phan Sơn (Bắc Bình) canh tác lúa phương pháp cải tiến SRI hiệu quả
Đồng bào vùng cao xã Phan Sơn (Bắc Bình) canh tác lúa phương pháp cải tiến SRI hiệu quả

Thực hiện chủ trương kết nghĩa với các xã vùng đồng bào DTTS của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương đã phối hợp hướng dẫn xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt… Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 86 mô hình phát triển kinh tế, xã hội, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật; 6 nhóm mô hình tại 741 địa bàn dân cư với 10.349 thành viên; 38 mô hình trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… 

Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu cấp tỉnh như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp triển khai công tác phòng chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; hướng dẫn bà con áp dụng, nhân rộng thành công mô hình sản xuất lúa theo phương thức cải tiến SRI ở xã Phan Sơn (Bắc Bình). Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn UBND xã Hải Ninh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015; Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn 7 hộ dân ở Hàm Cần vay vốn chăn nuôi với số tiền 200 triệu đồng. Mô hình tiêu biểu cấp huyện như: Sản xuất sầu riêng an toàn ở xã La Dạ, trồng ớt ở xã Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc)... Công an tỉnh tiếp tục duy trì 6 mô hình an ninh trật tự tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thực hiện các công trình ánh sáng an ninh ở xã Phan Hòa, xã Phú Lạc…

Thời gian tới, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc. Thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn (2021 - 2030), giai đoạn I từ năm (2021 - 2025), các chính sách đặc thù của tỉnh. Tăng cường tuyên truyền bà con phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất do Nhà nước cấp, giao khoán bảo vệ rừng. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua: “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 phút trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 9 phút trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 14 phút trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 26 phút trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 31 phút trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 34 phút trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.