Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Hà Giang: Chăm lo đời sống đồng bào DTTS

PV - 17:13, 27/01/2023

Xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh - quốc phòng, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã chủ động tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các DTTS.

Lãnh đạo tỉnh và Ủy ban Dân tộc tặng hoa biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2022
Lãnh đạo tỉnh và Ủy ban Dân tộc tặng hoa biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2022

Bám sát các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, Nghị quyết, chỉ đạo của Tỉnh ủy, quyết định, kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh đã triển khai kịp thời, có chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Chủ động ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chương trình, dự án chính sách dân tộc thuộc phạm vi quản lý, trong đó đã tập trung thực hiện hoàn thành tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đặc biệt, với vai trò là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 25 về lãnh đạo triển khai Chương trình. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 161 về triển khai thực hiện Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy. Tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 04 về quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia; dự kiến kế hoạch vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp năm 2022 theo tiêu chí dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh”...

Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu của tỉnh hành trình về nguồn tại Đền Hùng (Phú Thọ)
Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu của tỉnh hành trình về nguồn tại Đền Hùng (Phú Thọ)

Ban Dân tộc tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ hoàn thành xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 của 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia và các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên nắm bắt tình hình an ninh - trật tự vùng DTTS và miền núi. Qua đó, đã kịp thời phối hợp với các huyện, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, cùng với đó phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2030.

Trong năm 2022, tình hình vùng đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thiên tai, biến đổi khí hậu có nhiều phức tạp, gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất và đời sống của người dân, giá xăng dầu và nguyên vật liệu có nhiều biến động... Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của các cấp, ngành và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận ủng hộ, chia sẻ tin tưởng của Nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi cơ bản ổn định, các hoạt động phát triển KT-XH tiếp tục được duy trì và phát huy theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt.

Bên cạnh thực hiện tốt công tác tham mưu, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực, như: Chính sách đối với Người có uy tín theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg; tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu giai đoạn 2020 - 2022; đưa đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đi báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Dân tộc; tham quan, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Vĩnh Phúc. Thực hiện cấp báo cho gần 2.000 Người có uy tín trên địa bàn, trong đó: Báo Hà Giang hơn 505.000 tờ; Báo Dân tộc và Phát triển hơn 200.000 tờ. Tổ chức thăm hỏi Người có uy tín khi ốm đau, gặp khó khăn, thiên tai hỏa hoạn. Tiếp đón đoàn Người có uy tín các tỉnh đến thăm, làm việc và học tập kinh nghiệm…

Thăm quê Bác ở Nghệ An
Thăm quê Bác ở Nghệ An

Trên cơ sở nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch triển khai của UBND tỉnh và nhiệm vụ công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc, năm 2023 Ban Dân tộc tỉnh xác định tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, như: Hỗ trợ các hộ dân đồng bào DTTS còn thiếu nhà ở, đất ở, hoặc chưa có đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt mới phát sinh bảo đảm phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa phương; mục tiêu chung là phải bảo đảm cho đồng bào vùng DTTS và miền núi được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và sinh kế bền vững. Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ DTTS còn du canh, du cư, di cư tự do và những nơi cần thiết.

Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH cho vùng. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 7 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 7 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 8 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 8 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 8 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 8 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.