Gàu không chỉ đem đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến bạn cảm thấy mất đi sự tự tin. Việc trị gàu bằng các loại thảo dược là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Sau đây chúng ta cùng điểm danh những loại thảo dược có tác dụng trị gầu hiệu quả đồng thời giúp cho mái tóc của bạn luôn đẹp, bóng, khỏe mỗi ngày nhé.
Cây hàm ếch còn có tên là trầu nước, tam bạch thảo, đường biên ngẫu, rau giổi, Bẩu ngoại (Tày), co nhả lốt (Thái)… có vị ngọt, cay, tính hàn. Cây hàm ếch không những là loại rau rừng ngon mà còn là cây thuốc nam điều trị bệnh viêm thận, phù thận, phù toàn thân rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cây hàm ếch mời các bạn tham khảo.
Huyền sâm hay được biết đến với tên gọi khác là hắc sâm, đại nguyên sâm, huyền đài, trục mã, phức thảo, dã chi ma.. có vị đắng, ngọt, tính mát. Huyền sâm có tác dụng giải độc, tiêu viêm… và được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian cổ truyền để điều trị các loại bệnh thường gặp khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng huyền sâm mời các bạn tham khảo.
Cây phù dung còn có tên gọi khác là mộc phù dung, mộc liên, cự sương, sương giáng, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung, địa phù dung, thủy phù dung, thất tinh... có vị cay, tính bình. Trong Đông y thường dùng lá, hoa và vỏ rễ phù dung làm thuốc rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hoa phù dung mời các bạn tham khảo.
Cây hoa dẻ còn có tên gọi khác là nồi côi, dẻ thơm, hoa giồi tanh, chập chại... có vị cay và tính hơi ấm. Các bộ phận của cây dẻ như hoa, lá và rễ được sử dụng để làm vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Điển hình nhất là bài thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa hay đau nhức xương khớp. Sau đây là một số bài thuốc hay từ cây hoa dẻ mời bà con tham khảo.
Cỏ roi ngựa còn có tên gọi khác là mã tiền thảo, nhả tháng én (Tày), Rgồ mí (Cơ Ho), Verveine (Pháp)… có vị đắng, tính mát. Trong dân gian, cỏ roi ngựa thường được sử dụng để giải độc, hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, tiêu trùng... Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cỏ roi ngựa mời các bạn tham khảo.
Rau muống còn có tên gọi khác là bìm bìm nước, tra khuôn có vị ngọt nhạt, tính mát. Theo Đông y, rau muống có tác dung giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như: Protein, Lipid, Tro, Canxi, phốt pho, sắt, Kali và các Vitamin B1, B2, C2, PP và nhiều Acid Amin… Sau đây là một số bài thuốc từ rau muống mời các bạn tham khảo.
Vào mùa Hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm... Theo dân gian, sử dụng lá cây để tắm có thể giảm ngứa và cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa và rôm sảy. Sau đây là một số bài thuốc từ cây lá trong vườn nhà mời các bạn tham khảo.
Nấm ngọc cẩu có tên gọi khác là tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất…có vị chát, ngọt, tính ôn. Nấm ngọc cẩu được ví như là thần dược của phái mạnh, là vị thuốc không thể bỏ qua đối với nam giới, có nhiều tác dụng chữa bệnh như trị yếu sinh lý, liệt dương, táo bón, đau nhức xương khớp, bồi dưỡng cơ thể. Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ nấm ngọc cẩu mời các bạn tham khảo.
Hồng hoa còn có tên gọi khác là đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, cây hoa rum, hạt kham, kết hồng hoa, mạt trích hoa… vị cay, tính ấm. Hồng hoa được biết đến là một loại dược liệu quý có tác dụng trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh… rất tốt cho phái nữ. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hồng hoa mời các bạn tham khảo.
Na rừng còn có tên gọi khác là nắm cơm, na dây, xưn xe, ngũ vị tử Nam, na rừng, tứn khửn, dây xưn xe, re pa, po po… có vị đắng cay, tính ôn. Là một thảo dược quý được đồng bào DTTS sử dụng từ rất lâu, là 1 trong 3 vị thuốc quan trọng để bổ dương, điều trị yếu sinh lý. Sau đây là một số bài thuốc quý từ cây na rừng, mời bà con tham khảo.
Rau càng cua còn có tên gọi khác là rau tiêu, quỷ châm thảo, thích châm thảo, đơn kim,...có vị đắng, tính bình. Rau càng cua không chỉ là loại rau ăn ngon miệng mà còn là một dược liệu quý chữa viêm họng, thiếu máu, tiểu đường, thanh nhiệt, giải độc cơ thể… Sau đây một số bài thuốc có sử dụng rau càng cua mời bà con tham khảo.
Cây bình vôi hay còn gọi là cây củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng…có vị đắng ngọt. Trong Y học cổ truyền cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Trong y học hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Sau đây là một số công dụng của cây bình vôi và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mời bà con tham khảo.
Hành lá còn có tên gọi khác là hành hoa, hành hương, hom búa (Thái), búa (Tày), thông bạch, sông (Dao)… Trong y học cổ truyền, hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh... Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng hành lá mời bà con tham khảo.
Cây sống đời còn có tên gọi khác là cây thuốc bỏng, diệp sinh căn, trường sinh… có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc với người (độc hại thần kinh với súc vật ăn cỏ khi ăn lượng lớn). Cây sống đời có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giãn cơ giảm đau, cầm máu… Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây sống đời mời bà con tham khảo.
Rau dớn còn có tên gọi khác là ráng song, quần rau, dớn rừng, dớn nhọn, thái quyết… có tính mát. Là món ăn thân thuộc hàng ngày rau dớn còn được biết đến với công dụng làm thuốc có tác dụng như giải nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh lý và rất tốt cho phụ nữ mang thai... Sau đây là một số công dụng và bài thuốc từ cây rau dớn mời bà con tham khảo.
Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử ninh hạ có vị ngọt và tính bình. Sử dụng kỷ tử trong thời gian dài có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trong Y học cổ truyền kỷ tử là vị thuốc thường gặp trong bài thuốc bổ thận, cường dương, sinh tinh và điều trị hiếm muộn… Sau đây là một số bài thuốc hay từ kỷ tử mời bà con tham khảo.
Cây sinh địa còn có tên gọi khác là địa hoàng, nguyên sinh địa... có vị ngọt đắng và tính hàn. Cây sinh địa là một thảo dược quý, theo Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị chảy máu cam, sốt xuất huyết, kinh nguyệt không đều, hạ huyết áp, bảo vệ gan, chống viêm… Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây sinh địa mời bà con tham khảo.
Quả bơ là một loại quả giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Theo Đông y quả bơ có vị ngọt bùi, tính mát, có nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, làm cân bằng thần kinh, phục hồi sức khoẻ, giúp an thai và ổn định dạ dày, gan mật…Sau đây là một số bài thuốc từ quả bơ mời bà con tham khảo.
Cây thành ngạnh còn có tên khác như: Vàng la, cúc lương, thành ngành, cây đỏ ngọn… có vị ngọt kèm theo chút chát và chua. Khi ngậm trong miệng sẽ có vị đắng nhẹ có công dụng giải độc cơ thể, thanh nhiệt, hỗ trợ trị xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, tăng cường sức khỏe, cải thiện tim mạch... Sau đây là một số bài thuốc từ cây thành ngạnh mời bà con tham khảo.