Chiếc xe tăng T-59 mang số hiệu 390 của ta đã húc đổ của Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 là giấu mốc lịch sử chói lọi trong công cuộc chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta (Ảnh: Tư liệu)Từ tro tàn chiến tranh
Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ giải phóng đã tung bay phấp phới trên nóc Dinh Độc Lập. Cùng ngày, Nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Cần Thơ, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sa Ðéc, Long An kết hợp tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương.
Sự kiện trọng đại 30/4 là mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đất nước được độc lập, non sông đã nối liền một giải. Sài Gòn – Gia Định và vùng đất phương Nam chuyển mình sang một giai đoạn mới, giai đoạn lấp đầy hố bom, san phẳng ụ đạn, làm cầu, xây công xưởng sản xuất…..để tái thiết kinh tế - xã hội.
Qua những thước phim đen trắng và những trang sử liệu thời hậu chiến, Sài Gòn - Gia Định nói riêng và vùng đất phương Nam nói chung hỗn độn trong đống tro tàn, đổ nát. Mặt trước những khu phố là ngổn ngang: Cầu sập, nhà đổ và nham nhở hố bom, vết đạn…Mặt sau là những dãy nhà ổ chuột nằm bên những dòng kênh đen kịt, sình lầy. Lúc đó, dự trữ lương thực, nguyên liệu cạn kiệt; sản xuất, dịch vụ gần như bằng không.
Sau hành trình 50 năm, TP. Hồ Chí Minh đã vươn mình thành siêu đô thịNăm đầu tiên trong thời hậu chiến, ngày 2/7/1976 TP. Sài Gòn - Gia Định đón nhận sự kiện chính trị đặc biệt. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc chính thức đổi tên tên TP. Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Với tinh thần năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Đảng bộ và Nhân dân TP.HCM đã vượt qua giai đoạn hậu chiến đầy khó khăn.
Các mục tiêu giữ vững chính quyền, hình thành quan hệ sản xuất mới, ổn định và duy trì sản xuất đồng loạt được triển khai và hoàn thành. Đây là thời kỳ mà TP. HCM có bước phát triển mạnh mẽ trong sản xuất. Nhà máy, công xưởng được dựng lên ở nhiều nơi, người lao động bắt nhịp với nền sản xuất công nghiệp sau chiến tranh. Cùng với đó, nhiều diện tích đất nông nghiệp hoang hóa được phục hồi để sản xuất.
Cũng từ trong tro tàn của chiến tranh, vùng đất phương Nam - Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Các trung tâm kinh tế - xã hội vùng như TP. Cần Thơ, Long An…cũng dần trở thành những thành phố vệ tinh bao quanh TP.HCM. Trong đó, phải kể đến TP. Cần Thơ được xem là trung tâm kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long được định hình ngày càng rõ vai trò.
Đặc biệt, tại TP. HCM, chỉ số kinh tế từng bước được cải thiện, từ mức tăng trưởng 2.18%/ năm của giai đoạn 1976 – 1980. Đến giai đoạn 1980-1985, TP. HCM đã có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,17% /năm; thu ngân sách địa phương năm 1985 gấp 43 lần năm 1980.
Những thành phố vệ tinh bao quanh TP.HCM. Trong đó, phải kể đến TP. Cần Thơ được xem là trung tâm kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Giữ vị thế trung tâm kinh tế lớn nhất nước
Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đây, TP. HCM nói riêng và vùng đất phương Nam nói chung đổi mới toàn diện, cùng cả nước bước vào thời kỳ lịch sử mới.
Sau 45 năm bước ra khỏi hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, TP. HCM đã có bước đột phá mạnh mẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Tại thời điểm năm 2020, TP. HCM chiếm 22% quy mô kinh tế, đóng góp 27% ngân sách cả nước. Quy mô dân số đạt trên 9,2 triệu người gấp 3,5 lần so với thời điểm tháng 4/1975.
Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê năm 2024, TP Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô kinh tế, đạt 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành. Xếp ngay sau đó là Thủ đô Hà Nội với quy mô 1,43 triệu tỷ đồng. Mặc dù không nằm trong top 20 địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, cả hai thành phố vẫn giữ vững vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam.
Nơi đây quy tụ hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước, là trung tâm của các ngành công nghiệp, dịch vụ, tài chính và công nghệ cao. Các khu công nghệ cao, khu đô thị sáng tạo phía Đông…;hay hệ sinh thái khởi nghiệp năng động, cho thấy tầm nhìn và bước chuyển mình rõ nét của thành phố trong kỷ nguyên kinh tế số.
Từ ngổn ngang sau chiến tranh, Đồng bằng Sông Cửu Long đã phát triển thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta (Ảnh TL)Hành trình 50 năm nhìn lại, sự vươn mình của TP.HCM, là một câu chuyện đầy cảm hứng. Từ hoang tàn đổ nát trong chiến tranh với những con đường đầy hố bom, ụ đạn….. giờ đây, TP.HCM đã trở thành một siêu đô thị với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Những tòa nhà chọc trời, khu đô thị mới Thủ Thiêm - từng là vùng đất trũng hoang sơ, nay trở thành trung tâm tài chính và dịch vụ với những công trình kiến trúc tầm cỡ. Cùng với hạ tầng, đời sống Nhân dân ở TP.HCM cũng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người từ vài trăm đô la những năm 90 đến nay đã lên đến hàng nghìn đô la.
Mỗi bước tiến của Thành phố Hồ Chí Minh đều tạo những tác động mạnh mẽ, góp phần định hình sự phát triển toàn diện của cả nước. Nhiều mô hình hay, giải pháp hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý của Ðảng bộ và chính quyền thành phố, cùng phương thức tổ chức phát triển kinh tế-xã hội và đô thị đã được nhân rộng, trở thành nguồn cảm hứng cho các địa phương, thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo vì sự phát triển chung.
Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, dù tiếp tục giữ vai trò đầu tàu, nhưng vị trí, vai trò ấy của thành phố có dấu hiệu suy giảm trong thời gian qua. Chính vì thế, Thành phố Hồ Chí Minh cần có những chính sách phù hợp tháo gỡ điểm nghẽn, những động lực mới để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn.
Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, TP. HCM phấn đấu trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng của cả nước. Đến năm 2030, TP. HCM là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á.
Tại Hội nghị Công bố quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã lưu ý, thành phố cần mở ra không gian đổi mới sáng tạo, mạnh dạn thí điểm các cơ chế, chính sách mới để xây dựng đô thị TP.HCM hiện đại, thông minh, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, tiếp tục phát huy vai trò động lực của khu vực và cả nước.
Với truyền thống cách mạng kiên cường, thành phố Anh hùng, sự năng động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ, dám làm của người dân, doanh nghiệp và chính quyền, tin tưởng rằng thành phố mang tên Bác sẽ luôn thể hiện bản lĩnh vượt qua mọi thử thách, phát huy tốt vai trò đầu tàu, cùng cả nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.