Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiến thắng Buôn Ma Thuột qua hồi ức các lão thành cách mạng

Lê Hường - 19:46, 21/04/2025

Chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975) là niềm tự hào của quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Đó là chiến thắng của lòng quả cảm, trí tuệ và tinh thần đoàn kết của quân đội và Nhân dân Việt Nam, tạo bước ngoặc thay đổi cục diện chiến trường, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua nửa thế kỷ, trong ký ức của các lão thành cách mạng trực tiếp chỉ đạo, tham gia chiến đấu vẫn vẹn nguyên khí thế hào hùng.

Đại tá Lê Xuân Bá, nguyên Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 4, Sư đoàn 470
Đại tá Lê Xuân Bá, nguyên Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 4, Sư đoàn 470

Khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử đang rộn ràng khắp đất nước. Mới đây, chúng tôi có dịp gặp những nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia giải phóng Buôn Ma Thuột nhân dịp các lão thành cách mạng tham gia sự kiện Kỷ niệm 50 Chiến thắng Buôn Ma Thuột diễn ra vào tháng 3/2025.

Theo lời Đại tá Lê Xuân Bá, nguyên Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 4, Sư đoàn 470, trú tại TP. Buôn Ma Thuột, hình ảnh xe tăng của Quân Giải phóng rầm rập tiến vào Buôn Ma Thuột vẫn nguyên vẹn trong ký ức ông. Bởi chiến thuật nghi binh để có thể đưa xe tăng vào Buôn Ma Thuột là cả nghệ thuật.

Đại tá Lê Xuân Bá cho biết: Đơn vị ông được giao nhiệm vụ mở đường vào Nam Tây Nguyên từ đường 19 (sân bay Đức Cơ) vượt qua các suối, đèo và sông Sêrêpôk. Khi gần đến mục tiêu then chốt Buôn Ma Thuột, xe tăng ém trong những cánh rừng già, nhiều cây to, lắm khe suối. Các cây gỗ được cưa 3/4. Rạng sáng 10/3, các đại đội xe tăng húc đổ cây rừng đã cưa trước đi, đánh thẳng vào trung tâm Buôn Ma Thuột.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp và kỷ vật thời chiến
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp và kỷ vật thời chiến

Trực tiếp chỉ huy Đại đội 9, Trung đoàn Tăng Thiết giáp 273, Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp, hiện trú TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thì nhớ như in trận đánh Sở Chỉ huy Sư đoàn 23, sào huyệt cuối cùng của Quân đội Việt Nam cộng hòa ở Buôn Ma Thuột.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng kể: Các ông được trang bị loại xe tăng hiện đại nhất, lúc đó trên mỗi xe có 34 viên đạn, ông cùng đồng đội sáng kiến cố định thêm 10 viên đạn cho mỗi xe để tăng sức chiến đấu. Ông trực tiếp chỉ huy xe tăng số hiệu 980 dẫn đầu đội hình xe tăng cùng bộ binh Tiểu đoàn 4 bất chấp nguy hiểm, tấn công tiêu diệt nhiều cụm hỏa lực địch, hỗ trợ bộ binh đánh thẳng vào trung tâm Buôn Ma Thuột, làm chủ hoàn toàn Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy. Sau đó, tiếp tục đánh qua ngã 5, rồi ngã 6, tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch còn sót lại tại đây.

Hòa chung niềm tự hào ngày đất nước thống nhất, non sông nối liền một dải, Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thịnh, trú xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột, thì tự hào kể khoảnh khắc tiếp cận cột cờ kéo cờ địch xuống, treo cờ Giải phóng lên.

Cựu chiến binh Nguyễn Đức Thịnh là thương binh hạng 3/4, hiện là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Cư Êbur. Ông nhập ngũ năm 1972 và được phân công công tác tại Sư đoàn 316. Tháng 1/1975, Sư đoàn ông được lệnh hành quân tham gia chiến dịch Tây Nguyên.

Hình ảnh tấn công Sở Chỉ huy Sư bộ 23 đuân đội Việt Nam cộng hòa (ảnh tư liệu)
Hình ảnh tấn công Sở Chỉ huy Sư bộ 23 quân đội Việt Nam cộng hòa. (Ảnh tư liệu)

Theo lời ông Thịnh kể, ngày 5/3, đơn vị ông nhận lệnh vượt sông SêRêPôk cơ động vào chiếm lĩnh trận địa. Sáng 10/3/1975, đơn vị  tiến công vào cổng chính Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy. Địch dùng hỏa chống trả quyết liệt, đồng chí được giao nhiệm vụ cắm cờ hy sinh. 

Ngay đêm hôm đó, Trung đội của  ông tổ chức họp rút kinh nghiệm, giao nhiệm vụ chiến đấu cho các phân đội. Sáng 11/3/1975, Trung đội tổ chức lực lượng bí mật tấn công, chiếm nhà làm việc của chỉ huy địch và khu tham mưu. Bên trong nhà làm việc, khu tham mưu của địch có phòng trưng bày “Chiến lợi phẩm”, trong đó có lá cờ Giải phóng, ông lấy luôn lá cờ Giải phóng ở đó, dùng bút bi viết phiên hiệu đơn vị vào cờ.

Bên ngoài, các đơn vị của ta tấn công mạnh từ 4 hướng, quân địch bị dồn về khu kho đạn, nhưng chúng vẫn chống trả quyết liệt. "Lợi dụng tình hình, tôi cùng 2 chiến sĩ tiếp cận cột cờ. Tôi nhanh chóng leo lên đỉnh cột, hạ cờ địch, treo cờ Giải phóng lên. Đúng 10h30 ngày 11/3/1975, cờ Giải phóng tung bay trên Sư đoàn 23 quân Việt Nam cộng hòa", Cựu binh Nguyễn Đức Thịnh hào hứng nhớ lại khoảng khắc lịch sử năm xưa.

Tại Hội thảo khoa học “Chiến thắng Tây Nguyên 1975 và nửa thế kỷ xây dựng, phát triển Đắk Lắk”, Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho biết, Chiến thắng Buôn Ma Thuột là chiến công quan trọng trong Chiến dịch Tây Nguyên nói riêng và trong Đại thắng mùa Xuân 1975 nói chung. Đó là đòn phủ đầu đối với chính quyền và quân đội Ngụy Sài Gòn. Đồng thời, mở ra thời cơ chiến lược cho những thắng lợi cuối cùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại thành phố Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025); thăm một số công trình, dự án trên địa bàn. Cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
TP. Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

TP. Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 7 phút trước
Ngày 26/7, ông Mai Văn Dưỡng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Đà Nẵng (trực thuộc Ban Quản lý Rừng đặc dụng TP. Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa phát hiện thêm một chú voi con mới sinh trong lâm phận khu bảo tồn.
Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
“Nhà cũ thì hư hỏng nhiều, mưa là dột hết, trần hỏng hết cả. Giờ có căn nhà mới, tôi thấy rất phấn khởi, biết ơn Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Đặc biệt, mùa mưa bão sắp tới cũng yên tâm hơn nhiều”, ông Vi Văn Dường (thôn Khe Lánh, xã Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) là thân nhân liệt sĩ chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại thành phố Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025); thăm một số công trình, dự án trên địa bàn. Cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Trung tâm Y tế Tương Dương tê liệt vì lũ

Trung tâm Y tế Tương Dương tê liệt vì lũ

Thời sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Những mệt mỏi, bơ phờ hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của mỗi cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Y tế Tương Dương. Khi mới hai ngày trước, họ đã phải cùng nhiều bệnh nhân tháo chạy trong đêm để tránh lũ, nay lại hối hả dọn dẹp, lau chùi khoa phòng mà chưa biết đến bao giờ mới có thể hoạt động trở lại.
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được khởi công trong tháng 10

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được khởi công trong tháng 10

Tin tức - T.Nhân - 4 giờ trước
Theo UBND tỉnh Gia Lai, Dự án cao tốc Quy Nhơn Pleiku rất quan trọng và được Nhân dân mong chờ. Tỉnh đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và dự kiến sẽ được khởi công trong tháng 10.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Gia Lai đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, toàn bộ 2.451 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt tỷ lệ 100%.

"Mở khóa tự nhiên" biến rào cản thành vòng tuần hoàn xanh tại trang trại sinh thái

Xã hội - PV - 5 giờ trước
Biến phân bò thành phân hữu cơ cho 500ha đồng cỏ, tiết kiệm hàng trăm triệu tiền điện nhờ năng lượng xanh, thiết lập vòng tuần hoàn đất, nước… Đó là một vài điển hình thành công của hành trình “mở khóa” thiên nhiên Vinamilk, tiến tới xây dựng hệ thống trang trại bò sữa phát triển bền vững.
Gặp lại nữ biệt động giữa lửa đạn Phước Long năm xưa

Gặp lại nữ biệt động giữa lửa đạn Phước Long năm xưa

Sự kiện - Bình luận - Thanh Liêm - 6 giờ trước
Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 - mốc son đầu tiên trong chiến dịch giải phóng miền Nam có dấu ấn thầm lặng nhưng đặc biệt của nữ biệt động Huỳnh Thị Minh Tuyết, người từng chỉ huy Đội biệt động Bà Rá K11. Trong lửa đạn và hiểm nguy, bà đã để lại dấu ấn bằng lòng quả cảm, sự mưu trí và tình yêu nước sắt son.
Ba khâu đột phá trong bảo vệ chủ quyền của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Ba khâu đột phá trong bảo vệ chủ quyền của Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Trang địa phương - Tuấn Kiệt - Tào Đạt - 6 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang xác định 3 khâu đột phá trong xây dựng lực lượng và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… nhằm bảo vệ tốt chủ quyền biên giới, vùng biển đảo.
Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Tin tức - Thanh Hải - 21:45, 25/07/2025
Lũ đang rút chậm trên hệ thống sông Cả. Tuy nhiên, tuyến giao thông huyết mạch là Quốc lộ 7 lên các xã vùng lũ miền Tây xứ Nghệ vẫn tắc nghẽn.